(QNg)- Chúng tôi đã theo chân lực lượng quản lý thị trường (QLTT) trong những đợt "truy kích" chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại mới thấy những nhọc nhằn của lực lượng này. Quản lý địa bàn rộng, vừa ở đồng bằng, lại ở miền núi, hải đảo nhưng lực lượng kiểm tra, kiểm soát hiện đang rất thiếu biên chế. "Toàn quân" chỉ có 56 người, trong đó có 9 "quân" văn phòng nên nhiều chức danh phải kiêm nhiệm.
Lực lượng mỏng, kinh phí, phương tiện vừa thiếu, vừa lạc hậu, nên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong khi đó hoạt động buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn. Lượng hàng hoá sau khi được nhập lậu vào nội địa được "xé" nhỏ và tập kết tại nhiều nơi, rồi vận chuyển trên những xe mang biển số giả, thay đổi cung đường và thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động...
Hiện trường vụ sang chiết gas lậu được lực lượng QLTT và Công an bắt giữ cuối tháng 1 năm 2011. |
Thủ đoạn đó nhằm qua mặt các lực lượng chức năng, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, bắt giữ và xử lý. "Có những đêm nhận được tin báo của cơ sở, lực lượng tổ chức mai phục, "đón lõng" nhưng "xôi hỏng bỏng không", vì đối tượng thay đổi cung đường vận chuyển hàng" - anh Bùi Tấn Thành-Phó phòng Nghiệp vụ-Tổng hợp (Chi cục QLTT tỉnh) chia sẻ với tôi.
Không những thế, đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng liều lĩnh và táo tợn, lại biết lợi dụng kẽ hở trong cơ chế, chính sách của Nhà nước để hợp thức hoá hàng nhập lậu, "sẵn sàng" làm hàng giả, dù biết vi phạm sở hữu công nghiệp.
Điển hình là vụ sang chiết, mua bán gas trái phép, giả nhãn hiệu của Petro Việt Nam gas với hành vi hết sức chuyên nghiệp, được Đội QLTT số 06 phối hợp với Đồn Công an Dung Quất bắt quả tang vào cuối tháng 1 năm 2011. Đối tượng Trần Văn Khánh vốn là lái xe bồn chở gas trên cung đường Đà Nẵng-Dung Quất. Lợi dụng trong lúc giao nhận gas tại các trạm sang chiết gas, Khánh đã lấy cắp niêm nhựa màu hồng của Petro Việt Nam gas, sau đó đến Quảng Ngãi gặp Đỗ Quốc Minh Dương và Phạm Minh Vương (là đối tượng vận chuyển gas đi bán). Hai bên bàn bạc cùng nhau đưa phương tiện đến khu vực vắng là nghĩa địa Đồng Có, thuộc xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn (cách Quốc lộ 1A khoảng 7 km) để sang chiết gas từ xe bồn sang bình gas loại 12kg/bình, mang nhãn hiệu Petro Việt Nam gas, rồi "đàng hoàng" dùng niêm nhựa màu hồng đã lấy cắp, niêm lên cổ bình gas, bán cho Đỗ Quốc Minh Dương để mang đi tiêu thụ. Phải nhiều lần theo dõi, mật phục, lực lượng QLTT và các cơ quan chức năng mới bắt quả tang 2 đối tượng trên, tịch thu hàng và xử phạt 50 triệu đồng.
Có thể nói, tình hình buôn bán hàng nhập lậu, kinh doanh sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm về nhãn hàng hoá, kinh doanh không niêm yết giá, gian lận thương mại... diễn biến hết sức phức tạp, bất thường. Do đó Chi cục QLTT tỉnh tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức nghiên cứu địa bàn, làm tốt công tác cài cắm cơ sở, nắm bắt và xử lý chính xác các thông tin về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Ông Võ Minh Tâm-Phó Chi cục QLTT tỉnh cho biết: Tùy tình hình và diễn biến thị trường ở những thời điểm trong năm, lực lượng QLTT tổ chức các đợt kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, theo các chuyên đề. Các đợt kiểm tra liên ngành được tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đạt mục đích và hiệu quả cao. Đặc biệt trong những giai đoạn thị trường có sự biến động lớn về giá cả, lực lượng QLTT đã thường xuyên, liên tục bám sát địa bàn nắm bắt tình hình diễn biến thị trường, tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Nhờ đó trong 10 năm qua, lực lượng QLTT đã kiểm tra 31.650 vụ; xử lý hành chính 6.271 vụ; trong đó có 1.063 vụ hàng cấm, hàng lậu; 79 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm Sở hữu công nghiệp; 691 vụ gian lận thương mại (gian lận đo lường, chất lượng, gian lận hoá đơn, chứng từ, gian lận thuế) và 3.167 vụ vi phạm pháp luật kinh doanh. Lực lượng QLTT đã tịch thu, tiêu hủy hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn sản phẩm là hàng cấm, hàng lậu và hàng giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng (thuốc lá ngoại, rượu ngoại, pháo, hàng điện tử, điện dân dụng, đồng hồ đeo tay, mỹ phẩm, vải, quần áo may sẵn, san hô biển, linh kiện xe máy, gỗ và các loại động vật hoang dã, quý hiếm, mũ bảo hiểm, các loại bánh kẹo, đồ uống, sữa, hoá mỹ phẩm, linh kiện xe máy...), thu nộp ngân sách nhà nước 6,3 tỷ đồng.
Những nỗ lực của lực lượng QLTT trong 10 năm qua đã từng bước đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn, góp phần bình ổn thị trường, làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh thương mại.
Không những thế, đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng liều lĩnh và táo tợn, lại biết lợi dụng kẽ hở trong cơ chế, chính sách của Nhà nước để hợp thức hoá hàng nhập lậu, "sẵn sàng" làm hàng giả, dù biết vi phạm sở hữu công nghiệp.
Điển hình là vụ sang chiết, mua bán gas trái phép, giả nhãn hiệu của Petro Việt Nam gas với hành vi hết sức chuyên nghiệp, được Đội QLTT số 06 phối hợp với Đồn Công an Dung Quất bắt quả tang vào cuối tháng 1 năm 2011. Đối tượng Trần Văn Khánh vốn là lái xe bồn chở gas trên cung đường Đà Nẵng-Dung Quất. Lợi dụng trong lúc giao nhận gas tại các trạm sang chiết gas, Khánh đã lấy cắp niêm nhựa màu hồng của Petro Việt Nam gas, sau đó đến Quảng Ngãi gặp Đỗ Quốc Minh Dương và Phạm Minh Vương (là đối tượng vận chuyển gas đi bán). Hai bên bàn bạc cùng nhau đưa phương tiện đến khu vực vắng là nghĩa địa Đồng Có, thuộc xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn (cách Quốc lộ 1A khoảng 7 km) để sang chiết gas từ xe bồn sang bình gas loại 12kg/bình, mang nhãn hiệu Petro Việt Nam gas, rồi "đàng hoàng" dùng niêm nhựa màu hồng đã lấy cắp, niêm lên cổ bình gas, bán cho Đỗ Quốc Minh Dương để mang đi tiêu thụ. Phải nhiều lần theo dõi, mật phục, lực lượng QLTT và các cơ quan chức năng mới bắt quả tang 2 đối tượng trên, tịch thu hàng và xử phạt 50 triệu đồng.
Có thể nói, tình hình buôn bán hàng nhập lậu, kinh doanh sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm về nhãn hàng hoá, kinh doanh không niêm yết giá, gian lận thương mại... diễn biến hết sức phức tạp, bất thường. Do đó Chi cục QLTT tỉnh tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức nghiên cứu địa bàn, làm tốt công tác cài cắm cơ sở, nắm bắt và xử lý chính xác các thông tin về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Ông Võ Minh Tâm-Phó Chi cục QLTT tỉnh cho biết: Tùy tình hình và diễn biến thị trường ở những thời điểm trong năm, lực lượng QLTT tổ chức các đợt kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, theo các chuyên đề. Các đợt kiểm tra liên ngành được tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đạt mục đích và hiệu quả cao. Đặc biệt trong những giai đoạn thị trường có sự biến động lớn về giá cả, lực lượng QLTT đã thường xuyên, liên tục bám sát địa bàn nắm bắt tình hình diễn biến thị trường, tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Nhờ đó trong 10 năm qua, lực lượng QLTT đã kiểm tra 31.650 vụ; xử lý hành chính 6.271 vụ; trong đó có 1.063 vụ hàng cấm, hàng lậu; 79 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm Sở hữu công nghiệp; 691 vụ gian lận thương mại (gian lận đo lường, chất lượng, gian lận hoá đơn, chứng từ, gian lận thuế) và 3.167 vụ vi phạm pháp luật kinh doanh. Lực lượng QLTT đã tịch thu, tiêu hủy hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn sản phẩm là hàng cấm, hàng lậu và hàng giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng (thuốc lá ngoại, rượu ngoại, pháo, hàng điện tử, điện dân dụng, đồng hồ đeo tay, mỹ phẩm, vải, quần áo may sẵn, san hô biển, linh kiện xe máy, gỗ và các loại động vật hoang dã, quý hiếm, mũ bảo hiểm, các loại bánh kẹo, đồ uống, sữa, hoá mỹ phẩm, linh kiện xe máy...), thu nộp ngân sách nhà nước 6,3 tỷ đồng.
Những nỗ lực của lực lượng QLTT trong 10 năm qua đã từng bước đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn, góp phần bình ổn thị trường, làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh thương mại.
Hoàng Hà