(QNg)- Dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Quảng Ngãi. Tuy nhiên hiện nay vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng đoạn qua xã Nghĩa Thương (Tư Nghĩa) đã có nhiều điều gây bất bình trong dân.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi UBND tỉnh đã tập trung phê duyệt kế hoạch giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn tỉnh (Km 99+300 - Km 139+520) và ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tư Nghĩa phối hợp cùng UBND xã Nghĩa Thương tổ chức kiểm kê, lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân đang sử dụng đất thuộc phạm vi ảnh hưởng của dự án.
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi đoạn qua xã Nghĩa Thương đã ảnh hưởng hơn 21.000 m2 đất sản xuất của 28 hộ dân ở thôn La Hà 1 và La Hà 2. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho số hộ trên 2,744 tỷ đồng. Sau khi danh sách bồi thường, hỗ trợ được niêm yết công khai, thì một số người dân bất bình vì diện tích do Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tư Nghĩa đo đạc không đúng với diện tích trong sổ đỏ do UBND huyện cấp.
Ông Lê Văn Đặng (ở thôn La Hà 2) cho biết: Ngày 19/12/1998 vợ ông (bà Nguyễn Thị Liên) được UBND huyện Tư Nghĩa cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số 03427 QSDĐ/QĐ 464H tại thửa đất số 48, tờ bản đồ số 11 với diện tích 1.000 m2 (đất lúa). Dự án Đường cao tốc đi qua toàn bộ thửa đất nêu trên, nhưng Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tư Nghĩa đo đạc diện tích thửa đất chỉ vỏn vẹn 897,2m2, với tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ trên 131 triệu đồng. Không đồng ý với số liệu đo đạc, gia đình ông Đặng có đơn khiếu nại gửi đến Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tư Nghĩa. Trung tuần tháng 8/2011, Trung tâm đã cho người đến đo lại đất của gia đình ông Đặng, kết quả tăng thêm 15m2. "Nếu tôi không khiếu nại thì coi như mất 15 m2. Nhưng bấy nhiêu đó cũng chưa đủ diện tích như trong sổ đỏ”. - Ông Đặng bức xúc nói.
Ông Đoàn Mậu Phúc ở cùng thôn cũng bất bình với kết quả đo đạc của Trung tâm. Ông Phúc cho biết, sau khi xem qua bảng thống kê đền bù của Trung tâm ông mới biết diện tích đất đền bù cho gia đình bị thiếu hơn 100m2 so với Giấy chứng nhận QSDĐ số 03692 QSDĐ/QĐ 464H, do UBND huyện Tư Nghĩa cấp vào ngày 19/12/1998 tại thửa đất 50, 51 tờ bản đồ số 11, với tổng diện tích 1.340m2 (đất lúa).
Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ trên 191 triệu đồng. Sau khi nhận đơn khiếu nại của ông Phúc, đại diện Trung tâm đã đến đo lại thì diện tích tiếp tục giảm thêm 10m2. "Những hộ xung quanh phần lớn có diện tích đền bù nhiều hơn diện tích trong sổ đỏ, nhưng gia đình tôi thì lại bị thiệt đến hơn 117m2. Đối với những gia đình có đời sống kinh tế khá, thì phần thiệt đó không đáng là bao. Nhưng với gia đình tôi thì bấy nhiêu đó cũng là rất lớn, vì phần lớn diện tích đất nông nghiệp của gia đình nằm trong dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi phải thu hồi"- Ông Phúc thổ lộ.
Tìm hiểu thực tế chúng tôi còn được biết, một số hộ được đưa vào diện xem xét hỗ trợ 4 triệu đồng không đúng thực tế. Quy định của chính sách hỗ trợ có nêu: "Hộ gia đình có phụ nữ là chủ hộ trong sổ hộ khẩu (không có chồng hoặc chồng chết) thì được hỗ trợ 4 triệu đồng/hộ".
Đối chiếu với danh sách kê khai diện được hỗ trợ, ông Lê Văn Phi- Trưởng Công an xã Nghĩa Thương cho biết: Qua rà soát thì có 2/7 hộ gia đình có phụ nữ là chủ hộ, hiện đang sinh sống cùng chồng nhưng vẫn được đưa vào diện "không có chồng hoặc chồng chết" để nhận hỗ trợ số tiền 4 triệu đồng.
Ông Lê Văn Đặng (ở thôn La Hà 2) cho biết: Ngày 19/12/1998 vợ ông (bà Nguyễn Thị Liên) được UBND huyện Tư Nghĩa cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số 03427 QSDĐ/QĐ 464H tại thửa đất số 48, tờ bản đồ số 11 với diện tích 1.000 m2 (đất lúa). Dự án Đường cao tốc đi qua toàn bộ thửa đất nêu trên, nhưng Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tư Nghĩa đo đạc diện tích thửa đất chỉ vỏn vẹn 897,2m2, với tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ trên 131 triệu đồng. Không đồng ý với số liệu đo đạc, gia đình ông Đặng có đơn khiếu nại gửi đến Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tư Nghĩa. Trung tuần tháng 8/2011, Trung tâm đã cho người đến đo lại đất của gia đình ông Đặng, kết quả tăng thêm 15m2. "Nếu tôi không khiếu nại thì coi như mất 15 m2. Nhưng bấy nhiêu đó cũng chưa đủ diện tích như trong sổ đỏ”. - Ông Đặng bức xúc nói.
Ông Đoàn Mậu Phúc ở cùng thôn cũng bất bình với kết quả đo đạc của Trung tâm. Ông Phúc cho biết, sau khi xem qua bảng thống kê đền bù của Trung tâm ông mới biết diện tích đất đền bù cho gia đình bị thiếu hơn 100m2 so với Giấy chứng nhận QSDĐ số 03692 QSDĐ/QĐ 464H, do UBND huyện Tư Nghĩa cấp vào ngày 19/12/1998 tại thửa đất 50, 51 tờ bản đồ số 11, với tổng diện tích 1.340m2 (đất lúa).
Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ trên 191 triệu đồng. Sau khi nhận đơn khiếu nại của ông Phúc, đại diện Trung tâm đã đến đo lại thì diện tích tiếp tục giảm thêm 10m2. "Những hộ xung quanh phần lớn có diện tích đền bù nhiều hơn diện tích trong sổ đỏ, nhưng gia đình tôi thì lại bị thiệt đến hơn 117m2. Đối với những gia đình có đời sống kinh tế khá, thì phần thiệt đó không đáng là bao. Nhưng với gia đình tôi thì bấy nhiêu đó cũng là rất lớn, vì phần lớn diện tích đất nông nghiệp của gia đình nằm trong dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi phải thu hồi"- Ông Phúc thổ lộ.
Tìm hiểu thực tế chúng tôi còn được biết, một số hộ được đưa vào diện xem xét hỗ trợ 4 triệu đồng không đúng thực tế. Quy định của chính sách hỗ trợ có nêu: "Hộ gia đình có phụ nữ là chủ hộ trong sổ hộ khẩu (không có chồng hoặc chồng chết) thì được hỗ trợ 4 triệu đồng/hộ".
Đối chiếu với danh sách kê khai diện được hỗ trợ, ông Lê Văn Phi- Trưởng Công an xã Nghĩa Thương cho biết: Qua rà soát thì có 2/7 hộ gia đình có phụ nữ là chủ hộ, hiện đang sinh sống cùng chồng nhưng vẫn được đưa vào diện "không có chồng hoặc chồng chết" để nhận hỗ trợ số tiền 4 triệu đồng.
Cụ thể là, hộ bà Nguyễn Thị Truyền được bồi thường, hỗ trợ 261 triệu đồng. Hiện tại vợ chồng bà Truyền đang lập nghiệp ở Tây Nguyên. Còn hộ bà Võ Thị Mỹ Dung được bồi thường, hỗ trợ trên 150 triệu đồng. Hiện tại bà Dung vẫn còn chồng và đang công tác trên địa bàn tỉnh. Ông Phi cũng cho biết: "Công an xã là nơi quản lý số hộ tịch, hộ khẩu trên địa bàn xã. Thế nhưng phía Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tư Nghĩa chưa hề đến làm việc với chúng tôi, nên mới có thiếu sót nêu trên".
Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tư Nghĩa tổ chức đo đạc lại diện tích đất nằm trong vùng dự án, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân. Đồng thời kiểm tra lại những hộ thuộc diện hỗ trợ 4 triệu đồng để tránh việc hỗ trợ sai đối tượng, gây bức xúc trong dân.
Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tư Nghĩa tổ chức đo đạc lại diện tích đất nằm trong vùng dự án, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân. Đồng thời kiểm tra lại những hộ thuộc diện hỗ trợ 4 triệu đồng để tránh việc hỗ trợ sai đối tượng, gây bức xúc trong dân.
TRỊNH PHƯƠNG