(QNg) - Liên tục trong thời gian qua trên địa bàn huyện Ba Tơ xuất hiện tình trạng người dân tự độ chế súng săn, gây nhiều vụ án nghiêm trọng dẫn đến chết người. Để thu số vũ khí tự tạo này, lực lượng Công an huyện Ba Tơ đã triển khai nhiều biện pháp tích cực, tuy nhiên vấn đề đặt ra vẫn là ý thức chấp hành pháp luật của mỗi người dân chưa cao.
Từ săn thú rừng đến gây án…
Sáng ngày 23/4/2009, Phạm Văn Bình (1978) cùng một số thanh niên ở xã Ba Bích (Ba Tơ) đến khu rừng thuộc thôn Làng Tốt, xã Ba Lế (Ba Tơ) để săn thú rừng. Tại đây nhóm đi săn đã cắm trại ở qua đêm, đến khoảng 11h ngày 24/4/2009 thì nhóm săn phát hiện một con heo rừng. Để nhanh chóng bắt con mồi, nhóm chia ra làm nhiều hướng phục kích. Vì phải băng qua những tán bụi rậm có nhiều cây che khuất, nên Phạm Văn Bình đã bắn nhầm 2 phát súng vào ngực anh Phạm Văn Đổi. Do viên đạn xuyên tim, nên anh Đổi chết ngay tại chỗ.
Ngay sau khi xảy ra vụ án, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ba Tơ đã đến hiện trường và củng cố hồ sơ khởi tố vụ án hình sự. Tại Công an huyện, Bình cho biết: Vì con heo rừng quá lớn, hơn nữa khi loại thú này bị thương thì chúng thường tấn công lại người rất dữ dội, do đó khi có động thì bắn ngay chứ không chúng sẽ húc chết. Vì vậy khi nghe có rung động từ trong bụi cây, tôi bắn 2 phát liền, nhưng không may lại trúng anh Đổi. Qua khai nhận của các đối tượng trong nhóm đi săn thì, đa phần số súng trên do tự độ chế, còn lại họ mua của một số người dân ở huyện Nghĩa Hành với giá 500 ngàn đồng/khẩu.
Vấn đề tiềm ẩn hiện nay là súng săn đã trở thành phương tiện để trả thù trong những cuộc mâu thuẫn cá nhân. Đó là sự việc diễn ra ngày 21/6/2008, Phạm Văn Buôn (1991) ngụ xã Ba Thành cùng một người bạn là Sơn đi xem văn nghệ tại thôn Trường An, xã Ba Động. Tại đây Buôn và Sơn bị Huỳnh Trần Đăng Khoa (1987) ngụ thôn Nam Lân (Ba Động) chặn đường đánh vì Khoa cho rằng trước đó nhóm của Buôn đã đánh Khoa. Sau khi xảy ra vụ việc, Buôn trở về nhà lên kế hoạch trả thù Khoa. Đến 21h cùng ngày, Buôn dùng súng tự tạo đến thôn Trường An chặn bắn Khoa bị trọng thương nặng. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã khởi tố vụ án và bắt khẩn cấp Buôn về hành vi cố ý gây thương tích và dùng súng trái pháp luật. Trước đó tại xã Ba Vì (Ba Tơ) cũng đã xảy ra trường hợp dùng súng độ chế đe dọa nhau giữa 2 thanh niên bị Công an huyện phát hiện, thu giữ...
Khó khăn trong công tác thu hồi súng…
Trước thực trạng người dân tự độ chế súng tràn lan gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, căn cứ Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ, Công an huyện Ba Tơ đã tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban vận động giao nộp vũ khí… để thu hồi súng tự tạo trên địa bàn. Sau khi thành lập, Ban vận động đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền việc giao nộp súng qua các buổi phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương. Từ đó công tác vận động đã phát huy được hiệu quả, cơ quan chức năng đã thu hồi hàng trăm khẩu súng tự tạo. Tuy nhiên hiện nay việc thu hồi vũ khí tự tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trao đổi vấn đề này trung tá Võ Văn Dương - Trưởng Công an huyện Ba Tơ cho tôi biết: Ngoài công tác vận động, chúng tôi đã tổ chức cho cán bộ chiến sĩ đến kiểm tra từng nhà, nhưng một số người dân đã giấu súng ở trong rừng, khi "cần" thì họ lại vào rừng lấy. Để hạn chế vấn đề này, chúng tôi đã lập kế hoạch và có giải pháp rà soát, thu số súng tự độ chế trong thời gian tới.
Vấn đề tiềm ẩn hiện nay là súng săn đã trở thành phương tiện để trả thù trong những cuộc mâu thuẫn cá nhân. Đó là sự việc diễn ra ngày 21/6/2008, Phạm Văn Buôn (1991) ngụ xã Ba Thành cùng một người bạn là Sơn đi xem văn nghệ tại thôn Trường An, xã Ba Động. Tại đây Buôn và Sơn bị Huỳnh Trần Đăng Khoa (1987) ngụ thôn Nam Lân (Ba Động) chặn đường đánh vì Khoa cho rằng trước đó nhóm của Buôn đã đánh Khoa. Sau khi xảy ra vụ việc, Buôn trở về nhà lên kế hoạch trả thù Khoa. Đến 21h cùng ngày, Buôn dùng súng tự tạo đến thôn Trường An chặn bắn Khoa bị trọng thương nặng. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã khởi tố vụ án và bắt khẩn cấp Buôn về hành vi cố ý gây thương tích và dùng súng trái pháp luật. Trước đó tại xã Ba Vì (Ba Tơ) cũng đã xảy ra trường hợp dùng súng độ chế đe dọa nhau giữa 2 thanh niên bị Công an huyện phát hiện, thu giữ...
Khó khăn trong công tác thu hồi súng…
Trước thực trạng người dân tự độ chế súng tràn lan gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, căn cứ Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ, Công an huyện Ba Tơ đã tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban vận động giao nộp vũ khí… để thu hồi súng tự tạo trên địa bàn. Sau khi thành lập, Ban vận động đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền việc giao nộp súng qua các buổi phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương. Từ đó công tác vận động đã phát huy được hiệu quả, cơ quan chức năng đã thu hồi hàng trăm khẩu súng tự tạo. Tuy nhiên hiện nay việc thu hồi vũ khí tự tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trao đổi vấn đề này trung tá Võ Văn Dương - Trưởng Công an huyện Ba Tơ cho tôi biết: Ngoài công tác vận động, chúng tôi đã tổ chức cho cán bộ chiến sĩ đến kiểm tra từng nhà, nhưng một số người dân đã giấu súng ở trong rừng, khi "cần" thì họ lại vào rừng lấy. Để hạn chế vấn đề này, chúng tôi đã lập kế hoạch và có giải pháp rà soát, thu số súng tự độ chế trong thời gian tới.
Bài, ảnh: N.Thuỳ