(QNg) - Quyền được cấp giấy khai sinh là quyền thiêng liêng, thiết thân của trẻ em. Đó còn là cơ sở để trẻ thực hiện nhiều quyền lợi khác, như khám chữa bệnh, học hành… Tuy nhiên do thiếu sự quan tâm của những người có trách nhiệm, nên nhiều trẻ em miền núi của Quảng Ngãi vẫn chưa được cấp giấy khai sinh theo đúng quy định.
* Phụ huynh thiếu hiểu biết
Tại trụ sở UBND xã miền núi Trà Bùi (Trà Bồng), chúng tôi đã gặp nhiều bậc cha mẹ là người dân tộc Cor đi đăng ký khai sinh cho con. Chị Hồ Thị Ên (ở thôn Làng Quế) - cách trụ sở UBND xã khoảng nửa ngày đường đi bộ, xoa đầu đứa con trai đã cao lớn gần bằng vai mình cho biết: "Mình không biết có quy định đăng ký khai sinh cho con sau khi sinh nó ra. Con mình năm nay chuẩn bị vào lớp 1 rồi, cô giáo bảo phải làm giấy khai sinh cho nó đi học. Ở thôn mình, nhiều gia đình không biết việc khai sinh cho trẻ đâu".
Những em bé trong lớp học mầm non ở huyện Minh Long, năm học tới sẽ vào lớp 1, nhưng hiện tại vẫn chưa có giấy khai sinh. |
Theo một số cán bộ xã Trà Bùi thì đối với những người dân sinh sống ở các thôn xa xôi, trên núi cao, việc đi lại khó khăn, nên khi trẻ bắt đầu đi học, cha mẹ mới đến xã làm giấy khai sinh. Nhiều bậc cha mẹ khi kê khai các thông tin nhớ không chính xác về ngày, tháng, năm sinh con; giấy chứng sinh thì bị thất lạc, đã gây không ít khó khăn trong công tác cấp giấy khai sinh cho trẻ.
Cán bộ phòng tư pháp các huyện miền núi cho biết, tình trạng đăng ký khai sinh cho trẻ em là người đồng bào dân tộc thiểu số hiện vẫn còn chậm trễ so với quy định. Theo quy định việc khai sinh cho trẻ phải được tiến hành trong vòng 60 ngày kể từ khi đứa trẻ được sinh ra; nơi xa xôi, hẻo lánh có thể kéo dài hơn. Thế nhưng thực tế hầu hết trẻ khi đến tuổi đi học cha mẹ mới tiến hành đăng ký khai sinh.
Ở các điểm trường xa xôi, hiện tại khi vào lớp 1, các học sinh thường vẫn "nợ" lại giấy khai sinh và nhiều giáo viên phải đích thân đi làm giấy khai sinh thay cho cha mẹ các em (vì sợ buộc nộp giấy khai sinh cha mẹ các em sẽ cho các em nghỉ học, phần thì nghĩ cha mẹ các em không biết cách thức làm giấy khai sinh, sẽ mất nhiều thời gian, công sức đi lại tốn kém).
* Cán bộ thiếu tận tâm
Giải quyết đăng ký cấp khai sinh cho trẻ không những giúp trẻ thực hiện quyền lợi thiết thân, mà còn giúp cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quản lý nhà nước chặt chẽ về hộ tịch trên địa bàn. Thế nhưng thời gian qua hầu như công tác đăng ký hộ tịch vẫn chỉ được thực hiện đơn thuần từ phía người dân. Trong khi người dân vẫn còn thiếu hiểu biết, đã dẫn đến nhiều trẻ em không được cấp giấy khai sinh đúng quy định, gây thiệt thòi cho trẻ.
Cán bộ phòng tư pháp các huyện miền núi cho biết, tình trạng đăng ký khai sinh cho trẻ em là người đồng bào dân tộc thiểu số hiện vẫn còn chậm trễ so với quy định. Theo quy định việc khai sinh cho trẻ phải được tiến hành trong vòng 60 ngày kể từ khi đứa trẻ được sinh ra; nơi xa xôi, hẻo lánh có thể kéo dài hơn. Thế nhưng thực tế hầu hết trẻ khi đến tuổi đi học cha mẹ mới tiến hành đăng ký khai sinh.
Ở các điểm trường xa xôi, hiện tại khi vào lớp 1, các học sinh thường vẫn "nợ" lại giấy khai sinh và nhiều giáo viên phải đích thân đi làm giấy khai sinh thay cho cha mẹ các em (vì sợ buộc nộp giấy khai sinh cha mẹ các em sẽ cho các em nghỉ học, phần thì nghĩ cha mẹ các em không biết cách thức làm giấy khai sinh, sẽ mất nhiều thời gian, công sức đi lại tốn kém).
* Cán bộ thiếu tận tâm
Giải quyết đăng ký cấp khai sinh cho trẻ không những giúp trẻ thực hiện quyền lợi thiết thân, mà còn giúp cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quản lý nhà nước chặt chẽ về hộ tịch trên địa bàn. Thế nhưng thời gian qua hầu như công tác đăng ký hộ tịch vẫn chỉ được thực hiện đơn thuần từ phía người dân. Trong khi người dân vẫn còn thiếu hiểu biết, đã dẫn đến nhiều trẻ em không được cấp giấy khai sinh đúng quy định, gây thiệt thòi cho trẻ.
Những hệ lụy từ việc đăng ký, quản lý hộ tịch chưa chặt chẽ còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác của đời sống, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện quyền lợi chính đáng của người dân, công tác quản lý nhân hộ khẩu, an ninh trật tự tại địa phương... Thiết nghĩ các cơ quan chức năng, chính quyền và người dân cần quan tâm hơn đến công tác này, để đưa công tác đăng ký, quản lý hộ tịch đi vào nền nếp. |
Việc khai sinh cho trẻ đúng hạn, thậm chí là không đăng ký khai sinh đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch, hộ khẩu. Chúng tôi về xã Ba Lế (Ba Tơ) đúng vào dịp xã rà soát, chốt danh sách gọi thanh niên nhập ngũ năm 2010. Xã đội trưởng Phạm Văn Mời đi từng nhà hỏi gia đình về ngày tháng năm sinh của đối tượng gọi nhập ngũ để ghi vào danh sách. Trong đó không ít gia đình chỉ áng chừng về tuổi tác của con em mình, chứ không có giấy tờ gì khẳng định. "Bà con không đăng ký khai sinh, nên xã không nắm được ngày tháng năm sinh của thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Có lẽ thời gian đến, Xã đội sẽ đề nghị UBND xã tăng cường hơn về công tác này" - Xã đội trưởng Đinh Văn Mời cho biết.
Lãnh đạo Sở Tư pháp cũng thừa nhận rằng thời gian qua, trên địa bàn tỉnh còn tình trạng chính quyền cơ sở thiếu coi trọng việc đăng ký, quản lý hộ tịch, nên chưa thực sự tạo thuận lợi cho người dân khi đăng ký cấp khai sinh. Tuy nhiên nguyên nhân chính của tình trạng nhiều trẻ em chưa được cấp giấy khai sinh là do các bậc cha mẹ chưa ý thức trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ. "Cha mẹ cần phải hiểu rằng, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ thực hiện quyền thì họ cũng phải tự giác thực hiện nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho trẻ đúng thời hạn quy định. Nếu để chậm trễ sẽ dẫn đến thất lạc giấy tờ, gây khó khăn cho công tác đăng ký khai sinh. Về phía chính quyền, cũng cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, dễ dàng nhất trong giải quyết đăng ký khai sinh" - bà Bùi Thị Lệ Thuỷ - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh cho biết.
Bài, ảnh: THANH NHỊ