(QNĐT) - Tại phía bờ bắc của sông Trà chảy qua xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh cá chết bị sóng đánh tấp vào bờ nằm ngổn ngang và giăng dài trên 3km, với số lượng ước đến cả tấn.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Sông Trà đang bị bức tử
Có mặt tại thôn An Lộc vào trưa ngày 4/5, cảnh tượng đầu tiên mà chúng tôi chứng kiến tại đoạn sông này là xác cá bị sóng đẩy tấp vào nằm khắp ven bờ; kèm theo đó là mùi hôi thối nồng nặc bao phủ khắp nơi.
Cá chết nằm đầy bờ sông Trà, đoạn qua Tịnh Long. |
Theo lời của bác Võ Thị Cúc (72 tuổi), ở thôn Tăng Long thì: Hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Trà bắt đầu diễn ra vào khoảng 13 giờ ngày 3/5. Càng dần về tối, thì số lượng càng nhiều đến nổi trắng cả mặt sông. Thôi thì đủ các kích cỡ và chủng loại: Cá bống, cá hồng… nhỏ thì như tăm nhang, lớn thì bằng cổ tay, tuy nhiên nhiều nhất là loại cá Úc. Không chỉ có cá, ngay cả cua và con lịch, vốn là những loài vật sống ở tận đáy sông cũng chết nổi đầy trên mặt nước.
Ông Võ Văn Quân, cho biết: Lúc đầu người trong thôn còn hồ hởi rủ nhau ra vớt, nhiều người được cả tạ. Tuy nhiên về sau thấy cá chết nổi lên nhiều quá nên người dân không vớt nữa. Mà có vớt thì bán cũng chẳng được bao nhiêu và cũng chẳng có ai mua. Ngay cả số vịt đang được chăn thả trên đoạn sông này cũng chê không ăn nữa.
Bình thường cá bống nếu là đánh bắt được có giá đến 120.000 đồng/kg, thì nay bán chỉ được khoảng 20.000 đồng/kg. Tương tự như cá Úc từ 30-40.000 đồng/kg, chỉ còn chưa đầy 5.000 đồng/kg, chị Nguyễn Thị Huệ cho biết.
Không chịu nổi mùi hôi thối, vào sáng 4/5, hàng chục người dân sống gần sông phải dùng thuyền để vớt cá đem chôn. Cá chết nổi đầy sông không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng ngàn hộ dân chài nằm dọc phía hạ lưu theo con sông này. Cơm, áo, gạo tiền hàng ngày của chúng tôi gần như phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt cá trên sông Trà. Nhưng mỗi lần xảy ra như thế thì ít nhất 5-7 tháng sau thì may ra mới có cá để đánh bắt, ông Nguyễn Minh (56 tuổi), ngư dân ở thôn Tăng Long buồn bã.
Nghi phạm số 1
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng trên, mà năm nào cũng có, chỉ khác nhau về số lần mà thôi. Có năm cá chết hàng loạt diễn ra đến 2-3 lần và đều rơi vào thời điểm mùa hè, khi dòng nước sông Trà bị thu hẹp nhất. Tác nhân và cũng là nghi can số 1 gây ra sự việc trên theo người dân địa phương chính là do nước thải các nhà máy ở KCN Quảng Phú.
Ông Võ Văn Quân, cho biết: Lúc đầu người trong thôn còn hồ hởi rủ nhau ra vớt, nhiều người được cả tạ. Tuy nhiên về sau thấy cá chết nổi lên nhiều quá nên người dân không vớt nữa. Mà có vớt thì bán cũng chẳng được bao nhiêu và cũng chẳng có ai mua. Ngay cả số vịt đang được chăn thả trên đoạn sông này cũng chê không ăn nữa.
Bình thường cá bống nếu là đánh bắt được có giá đến 120.000 đồng/kg, thì nay bán chỉ được khoảng 20.000 đồng/kg. Tương tự như cá Úc từ 30-40.000 đồng/kg, chỉ còn chưa đầy 5.000 đồng/kg, chị Nguyễn Thị Huệ cho biết.
Không chịu nổi mùi hôi thối, vào sáng 4/5, hàng chục người dân sống gần sông phải dùng thuyền để vớt cá đem chôn. Cá chết nổi đầy sông không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng ngàn hộ dân chài nằm dọc phía hạ lưu theo con sông này. Cơm, áo, gạo tiền hàng ngày của chúng tôi gần như phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt cá trên sông Trà. Nhưng mỗi lần xảy ra như thế thì ít nhất 5-7 tháng sau thì may ra mới có cá để đánh bắt, ông Nguyễn Minh (56 tuổi), ngư dân ở thôn Tăng Long buồn bã.
Nghi phạm số 1
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng trên, mà năm nào cũng có, chỉ khác nhau về số lần mà thôi. Có năm cá chết hàng loạt diễn ra đến 2-3 lần và đều rơi vào thời điểm mùa hè, khi dòng nước sông Trà bị thu hẹp nhất. Tác nhân và cũng là nghi can số 1 gây ra sự việc trên theo người dân địa phương chính là do nước thải các nhà máy ở KCN Quảng Phú.
Không chịu nổi mùi hôi thối, người dân Tịnh Long phải dùng ghe để vớt cá chết đem chôn. |
Cụ Trần Của (70 tuổi), bức xúc: Hầu như lần nào cũng vậy, trước khi xảy ra chuyện cá chết thì nước sông xuất hiện mùi hôi của mật đường, nếm có vị chua; bên cạnh đó trên mặt nước nổi đầy những váng có màu đỏ bầm.
Về phía chính quyền địa phương, ông Huỳnh Tấn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Long thừa nhận: Tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Trà năm nào cũng xảy ra, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 300 hộ dân, 1.200 khẩu sống ven sông ở địa phương, vốn chỉ sống dựa vào nghề đánh bắt cá. Sự việc này xã cũng đã nhiều lần phản ánh lên trên và cả những lần Đoàn đại biểu Quốc hội về tiếp xúc với cử tri địa phương, nhưng vẫn chưa thấy ai xử lý.
Về phía chính quyền địa phương, ông Huỳnh Tấn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Long thừa nhận: Tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Trà năm nào cũng xảy ra, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 300 hộ dân, 1.200 khẩu sống ven sông ở địa phương, vốn chỉ sống dựa vào nghề đánh bắt cá. Sự việc này xã cũng đã nhiều lần phản ánh lên trên và cả những lần Đoàn đại biểu Quốc hội về tiếp xúc với cử tri địa phương, nhưng vẫn chưa thấy ai xử lý.
Bài, ảnh: Công Hoàng