(QNĐT)-
Vụ ép 2009 – 2010 này, nông dân trồng mía xã Phổ Nhơn (Đức Phổ) khấp khởi vui mừng vì Nhà máy đường Phổ Phong công bố giá thu mua mía cây lên đến 750.000 đồng/ tấn (10 chữ đường). Thế nhưng niềm vui chưa thành hiện thực thì mới đây nhà máy lại tiến hành thu hồi nợ đầu tư mà đáng lý ra khoản hỗ trợ này được trích từ nguồn ngân sách tỉnh theo Quyết định số 3.022 và Quyết định 38 của UBND tỉnh, chứ không phải bằng cách trừ tiền của người trồng mía.
Cách làm này không chỉ gây bức xúc cho người trồng mía mà ngay cả chính quyền địa phương cũng không đồng tình. Vậy đâu là nguyên nhân của sự việc ?
Sự việc bất ngờ
Ông Nguyễn Thìn – một lão nông đã nhiều năm gắn bó với cây mía ở thôn An Lợi – xã Phổ Nhơn không kìm được bức xúc: Thực hiện chủ trương của Nhà nước về chuyển đổi cây trồng, năm 2007 gia đình ông tham gia trồng mới 1,7 ha mía tại xứ đồng An Lợi và Bao Làng với 2 giống mía mới được hỗ trợ là Mex 105 và ROC 27. Niên vụ 2009 – 2010 này là năm thứ 2 lưu gốc.
Sự việc bất ngờ
Ông Nguyễn Thìn – một lão nông đã nhiều năm gắn bó với cây mía ở thôn An Lợi – xã Phổ Nhơn không kìm được bức xúc: Thực hiện chủ trương của Nhà nước về chuyển đổi cây trồng, năm 2007 gia đình ông tham gia trồng mới 1,7 ha mía tại xứ đồng An Lợi và Bao Làng với 2 giống mía mới được hỗ trợ là Mex 105 và ROC 27. Niên vụ 2009 – 2010 này là năm thứ 2 lưu gốc.
Một số hộ dân phản ánh bức xúc với đại diện Hợp tác xã chuyên canh mía |
Trong các ngày mùng 8, mùng 10 và 13/1/2010 vừa qua ông đã tiến hành thu hoạch 15 sào mía bán cho Nhà máy đường Phổ Phong, tổng cộng 3 xe, cân được 38 tấn, chữ đường bình quân 9,4 CCS, thành tiền 20 triệu đồng. Thế nhưng, khi thanh toán nhà máy thông báo ông còn khoản nợ 13 triệu đồng tiền đầu tư mua hom giống do nhà máy cung ứng để trồng mới năm 2007. Đợt này ông bị trừ mất 7 triệu đồng, số còn lại sẽ trừ vào đợt sau.
Ông Thìn thật sự bất ngờ vì theo suy nghĩ của ông và bà con nông dân trồng mía xung quanh thì khoản đầu tư hom giống là do kinh phí Nhà nước hỗ trợ theo chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu mía. Mấy năm nay thời tiết không thuận lợi, giá cả biến động thất thường nên hiệu quả kinh tế từ cây mía không cao, giờ lại bị trừ đi khoản tiền khá lớn ngoài dự kiến nên mọi tính toán cho sản xuất thời gian tới gần như bị đảo lộn. Ông chỉ còn biết đem nỗi bức xúc của mình giải bày với Ban chủ nhiệm Hợp tác xã chuyên canh mía Phổ Nhơn.
Tỉnh cần sớm có giải pháp táo gỡ
Trao đổi với chúng tôi về sự việc này, ông Phạm Văn Năm – Chủ nhiệm Hợp tác xã chuyên canh mía Phổ Nhơn cho biết: Không chỉ riêng trường hợp ông Thìn mà từ ngày mùng 8 đến 13/1/2010 vừa qua đã có 15 hộ xã viên bị trừ khoản tiền hỗ trợ đầu tư khi bán mía cho nhà máy đường Phổ Phong.
Tỉnh cần sớm có giải pháp táo gỡ
Trao đổi với chúng tôi về sự việc này, ông Phạm Văn Năm – Chủ nhiệm Hợp tác xã chuyên canh mía Phổ Nhơn cho biết: Không chỉ riêng trường hợp ông Thìn mà từ ngày mùng 8 đến 13/1/2010 vừa qua đã có 15 hộ xã viên bị trừ khoản tiền hỗ trợ đầu tư khi bán mía cho nhà máy đường Phổ Phong.
Hiện nay nhiều hộ xã viên trong diện đã nhận hỗ trợ đầu tư đang lưỡng lự, chưa dám tiến hành thu hoạch mía bán cho nhà máy vì sợ lại bị trừ tiền, điều này sẽ dẫn đến khó khăn nữa là tiến độ thu hoạch vụ mía 2009 – 2010 sẽ bị chậm hơn.
Cũng theo ông Năm, thì thực hiện Quyết định 3.022/QĐ-UBND ngày 12/12/2006 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc quy định một số cơ chế khuyến khích đối với HTX chuyên canh mía giai đoạn 2006 – 2010 và Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh về cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh, trong 3 năm qua HTX chuyên canh mía Phổ Nhơn đã vận động xã viên chuyển đổi cây trồng khác sang trồng mía với diện tích 237,5 ha, thực hiện dồn điền đổi thửa 109,4 ha. Tổng kinh phí hỗ trợ khâu làm đất và giống mía mới trong 3 năm là gần 1 tỷ 886 triệu đồng.
Việc thu hoạch mía bị ngừng lại do người trồng mía sợ bị trừ tiền.jpg |
Số tiền này là bà con xã viên được hưởng theo quy định tại Quyết định 3.022 và Quyết định số 38 của UBND tỉnh. Tuy nhiên cho đến nay, UBND tỉnh vẫn chưa chuyển khoản kinh phí hỗ trợ này cho Nhà máy đường Phổ Phong. Vì vậy mà ngày 6/1/2010 vừa qua, Nhà máy đường Phổ Phong có văn bản số 11/ TTr-NMĐPP-TCKT về việc thu nợ đầu tư với nội dung “nhà máy sẽ thu hồi toàn bộ vốn đã ứng trước cho ngân sách tỉnh để hỗ trợ theo Quyết định 3.022 và Quyết định 38 của UBND tỉnh và các khoản do nhà máy đầu tư theo chính sách của Công ty đường Quảng Ngãi. Nhà máy sẽ hoàn trả lại theo số đã thu cho hộ nhận đầu tư khi UBND tỉnh hoàn trả cho công ty hoặc chuyển cho chủ dự án để trả cho nhà máy”…
Điều này cho thấy việc nhà máy thu tiền nợ đầu tư bằng cách trừ vào tiền bán mía của nông dân là không hợp lý, gây mất lòng tin đối với người trồng mía.
Được biết, ngày 11/ 01/ 2010 vừa qua, UBND xã Phổ Nhơn cũng đã có văn bản báo cáo tình hình cho UBND tỉnh, huyện và các cơ quan chức năng với mong muốn sự việc sớm được đưa ra giải quyết nhằm giải tỏa những băn khoăn, bức xúc, củng cố niềm tin của bà con nông dân, để vùng nguyên liệu mía xã Phổ Nhơn – vùng nguyên liệu mía trọng điểm của tỉnh tiếp tục phát triển, vừa góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân địa phương, vừa đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu mía cho hoạt động của nhà máy trong thời gian tới./
Được biết, ngày 11/ 01/ 2010 vừa qua, UBND xã Phổ Nhơn cũng đã có văn bản báo cáo tình hình cho UBND tỉnh, huyện và các cơ quan chức năng với mong muốn sự việc sớm được đưa ra giải quyết nhằm giải tỏa những băn khoăn, bức xúc, củng cố niềm tin của bà con nông dân, để vùng nguyên liệu mía xã Phổ Nhơn – vùng nguyên liệu mía trọng điểm của tỉnh tiếp tục phát triển, vừa góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân địa phương, vừa đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu mía cho hoạt động của nhà máy trong thời gian tới./
Bài, ảnh: Khánh Sơn