Độc đáo lễ cầu mưa của người Hrê ở Ba Thành

08:08, 16/08/2017
.

(Baoquangngai.vn)- Các hộ đồng bào Hrê ở thôn Gò Ôn, xã Ba Thành (Ba Tơ) cùng chung tay thực hiện lễ hội cầu mưa trong suốt một ngày với nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc vùng cao Quảng Ngãi. Đây là lễ hội dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Hrê nhưng đang đứng trước nguy cơ bị mai một.

 
Lễ hội cầu mưa của người Hrê ở xã Ba Thành được thực hiện trong nhiều năm liền, với ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng cư dân nông nghiệp. Đồng bào Hrê tin rằng hạn hán là do các thần trừng phạt nên để có mưa, họ cần phải cầu xin các thần xóa tội và cho phép thần mưa gió và thần sấm sét làm mưa cứu vớt dân gian. Trong lễ hội cầu mưa, đồng bào ở vùng cao Ba Tơ thực hiện phần nghi thức và phần hội với nội dung phong phú và mang nét văn hóa tinh thần độc đáo, riêng biệt.
 
Thế nhưng, từ năm 2003 đến nay, lễ hội cầu mưa không còn được tổ chức và đang đứng trước nguy cơ bị mai một, lãng quên. Đến tháng 8.2017, UBND xã Ba Thành và nhân dân thôn Gò Ôn quyết định phục dựng lại lễ hội đặc sắc này một cách quy mô và trọn vẹn.
 
Sau đây là những hình ảnh Báo Quảng Ngãi điện tử ghi lại được trong lễ hội cầu mưa của người Hrê ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ:
 
Để chuẩn bị cho lễ hội cầu mưa, hơn 110 hộ dân ở thôn Gò Ôn đã cùng nhau đóng góp hơn 50kg gạo, gần con heo, hơn 30 ché rượu cần để nấu cỗ dâng lên thần linh
Để chuẩn bị cho lễ hội cầu mưa, hơn 110 hộ dân ở thôn Gò Ôn đã cùng nhau đóng góp hơn 50kg gạo, gần con heo, hơn 30 ché rượu cần để nấu cỗ dâng lên thần linh

 

Lễ cầu mưa được tổ chức vào 12 giờ 30 trưa nhưng trước đó, bà con trong làng đã cùng nhau tề tựu để dùng bữa cơm chung. Theo tập quán của người H’rê ở Ba Thành, bữa cơm của họ không dùng chén, đũa mà dùng tay sạch để bốc thức ăn.
Lễ cầu mưa được tổ chức vào 12 giờ 30 trưa nhưng trước đó, bà con trong làng đã cùng nhau tề tựu để dùng bữa cơm chung. Theo tập quán của người Hrê ở Ba Thành, bữa cơm của họ không dùng chén, đũa mà dùng tay sạch để bốc thức ăn.

 

Đúng giờ hành lễ, toàn bộ dân làng lần lượt đi theo thầy cúng một cách trật tự, hướng về phía bờ suối Lệ Trinh- cách thôn khoảng 1km để tiến hành các nghi thức cầu mưa.
Đúng giờ hành lễ, toàn bộ dân làng lần lượt đi theo thầy cúng một cách trật tự, hướng về phía bờ suối Lệ Trinh- cách thôn khoảng 1km để tiến hành các nghi thức cầu mưa.

 

Trong khi chờ các thanh niên trai tráng trong làng lập đàn cúng tế, thầy cùng và các già làng uy tín bắt tay vào sửa soạn mâm cúng với các lễ vật truyền thống và lời cầu khấn thần linh về chứng kiến lễ hội của đồng bào
Trong khi chờ các thanh niên trai tráng trong làng lập đàn cúng tế, thầy cúng và các già làng uy tín bắt tay vào sửa soạn mâm cúng với các lễ vật truyền thống và lời cầu khấn thần linh về chứng kiến lễ hội của đồng bào

 

Đàn cúng tế trong lễ hội cầu mưa được đan vót tỉ mẩn từ vật liệu quen thuộc là cây tre
Đàn cúng tế trong lễ hội cầu mưa được đan vót tỉ mẩn từ vật liệu quen thuộc là cây tre

 

Mỗi hộ ở thôn Gò Ôn đều cử đại diện ít nhất một người tham dự lễ cầu mưa trong trang phục thổ cẩm truyền thống của người H’rê với lòng thành kính
Mỗi hộ ở thôn Gò Ôn đều cử đại diện ít nhất một người tham dự lễ cầu mưa trong trang phục thổ cẩm truyền thống của người Hrê với lòng thành kính

 

Một nghi thức không thể thiếu trong lễ hội cầu mưa chính là thả bình đất nung xuống dòng suối Lệ Trinh để chọc giận thần mưa
Một nghi thức không thể thiếu trong lễ hội cầu mưa chính là thả bình đất nung xuống dòng suối Lệ Trinh để chọc giận thần mưa.

 

Nghi lễ cầu mưa được đồng bào H’rê tiến hành bên bờ suối trong nhiều giờ liền để nhận được đồng ý của thần linh đem mưa về tưới mát xóm làng, phục vụ cho mùa lúa mới trĩu hạt
Nghi lễ cầu mưa được đồng bào Hrê tiến hành bên bờ suối trong nhiều giờ liền để nhận được đồng ý của thần linh đem mưa về tưới mát xóm làng, phục vụ cho mùa lúa mới trĩu hạt

 

Ngoài phần lễ, đồng bào H’re còn tiến hành phần hội một cách nhộn nhịp là đốt lửa và múa sinh hoạt cồng chiêng.
Ngoài phần lễ, đồng bào Hrê còn tiến hành phần hội một cách nhộn nhịp là đốt lửa và múa sinh hoạt cồng chiêng.

 

Lễ hội được tổ chức trong 1 ngày từ sáng sớm đến tối khuya với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là dịp để bà con trong làng giao lưu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sống sau những ngày lao động vất vả
Lễ hội được tổ chức trong 1 ngày từ sáng sớm đến tối khuya với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là dịp để bà con trong làng giao lưu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sống sau những ngày lao động vất vả

 

Thực hiện: Thanh Phương