Kỷ niệm 70 năm Khởi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945-11.3.2015)
Bức tranh sáng vùng cao Ba Tơ

09:03, 10/03/2015
.

(Baoquangngai.vn)- Ba Tơ- vùng đất có truyền thống cách mạng kiên cường, là nơi nổ ra cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ lịch sử ngày 11.3.1945. 70 năm sau ngày khởi nghĩa Đảng bộ, quân và dân Ba Tơ đã phấn đấu đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh...

TIN LIÊN QUAN

Thực hiện chuyển đổi hoàn toàn từ 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm, nhờ vậy, Ba Tơ là một trong những huyện cho năng suất lúa cao nhất so với các huyện miền núi và đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Nếu như năm 1986 năng suất chỉ đạt 19,9 tạ/ha thì đến năm 2014 năng suất lúa đạt trên 45 tạ/ha. Lương thực bình quân đầu người năm 2014 đạt 400,71kg/người/năm.

Áp dụng giải pháp khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong trồng mía trên đất gò, đồi đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, sản lượng, từ đó thay đổi được nhận thức, tập quán canh tác lạc hậu của người nông dân. Năm 2014 diện tích mía ở địa bàn huyện Ba Tơ đạt 1.000 ha, năng suất đạt 487,06 tạ/ha.

Trong  những năm qua, ngành lâm nghiệp đã chuyển biến tích cực, nhất là việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phong trào trồng rừng nguyên liệu phát triển mạnh; cây keo đã đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ dân, góp phần tăng thu nhập và làm giàu. Đến nay diện tích đất trồng rừng sản xuất được phủ xanh bằng cây keo nguyên liệu, với diện tích trồng và khai thác hàng năm khoảng 4.000 ha. Tỷ lệ độ che phủ đất rừng đã được nâng lên so với các thời kỳ trước đó.

Phát huy lợi thế, ngành chăn nuôi ở huyện Ba Tơ ngày càng có bước phát triển. Người dân đã dần thay đổi tập quán chăn nuôi lạc hậu, nhỏ lẻ sang chăn nuôi thương phẩm, hàng hóa. Đến năm 2014, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện là 63.140 con (trong đó: đàn trâu 23.835 con; đàn bò 8.946 con và đàn heo 29.740 con, đàn dê: 619 con).

Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư từ nhiều nguồn vốn, từng bước nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, hướng đến đạt chuẩn theo yêu cầu của tiêu chuẩn nông thôn mới.

Mạng lưới giáo dục, y tế các cấp được củng cố, tăng cường. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Cơ sở bệnh viện được đầu tư, nâng cấp. Công tác khám chữa bệnh tuyến cơ sở đã được nâng lên; đặc biệt cho đối tượng chính sách, hộ nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi thường xuyên được chăm lo, từng bước thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

So với trước đây xuất phát điểm rất hạn chế về kết cấu hạ tầng, huyện Ba Tơ đã nỗ lực đầu tư và đến nay đã có bước tiến rất dài về kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, thủy lợi, điện, hạ tầng đô thị... Hệ thống giao thông đường bộ phát triển nhanh.

Trong công tác phát triển đô thị, huyện đã tập trung đầu tư một số công trình thiết yếu về giao thông, trường học như: Cầu sông Liên, Tài Năng, Nước Ren; Quảng trường 11.3, chợ thị trấn Ba Tơ, cấp nước sinh hoạt, kè chống sạt lở suối Tài Năng; công trình Nghĩa trang liệt sĩ huyện... Hiện, huyện đang triển khai lập quy hoạch chung và quy chế quản lý kiến trúc đô thị cho thị trấn Ba Tơ và đô thị mới Ba Vì.

 

IMG_1146.JPG
 

Tượng đài khởi nghĩa Ba Tơ đặt tại Quảng trường 11.3 có ý nghĩa quan trọng nhằm lưu giữ truyền thống anh hùng, bất khuất của nhân dân huyện Ba Tơ trong những năm kháng chiến, cứu nước. Đồng thời nhắc nhở, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay trong công cuộc dựng xây, đổi mới quê hương, đất nước xứng đáng với những hy sinh của lớp thế hệ cha ông .

 

Thực hiện: Bảo Ngọc