Trà thảo dược cho người viêm họng được bán rộng rãi nên rất dễ mua tại các siêu thị, cửa hàng. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần biết những rủi ro có thể xảy ra để phòng tránh.
1. Vì sao trà thảo dược giúp giảm triệu chứng đau do viêm họng?
Trong nhiều loại trà thảo dược như trà xanh, trà nghệ... chứa chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại bệnh tật, chẳng hạn như cảm lạnh và các loại virus gây viêm họng.
Bên cạnh đó, chúng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng khả năng chống viêm giúp giảm đau và sưng. Uống trà có thể giữ ẩm cho cổ họng và giảm nguy cơ mất nước. Điều này có thể giúp giảm kích ứng và đau trong cổ họng khi họng bị viêm.
Ngoài ra, khi uống trà có bổ sung thêm mật ong không chỉ giúp vị trà ngon hơn, dễ uống hơn mà còn cung cấp cho cơ thể một chất kháng khuẩn tự nhiên và làm dịu cơn đau họng. Tuy nhiên, không nên cho trẻ em dưới một tuổi uống mật ong vì có thể gây ngộ độc.
2. Những loại trà nào tốt nhất cho người bị viêm họng
2.1 Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có mùi thơm và hương vị dễ chịu, dịu nhẹ, được biết là có đặc tính chống viêm giúp giảm sưng và tấy đỏ. Hoa cúc cũng có đặc tính chống oxy hóa, chống lại nhiễm trùng và giúp giảm đau. Tác dụng chống co thắt của hoa cúc cũng có thể làm giảm ho. Không chỉ thế, trà hoa cúc có tác dụng giúp ngủ tốt hơn, một yếu tố rất quan trọng để chữa bệnh.
Hương vị dịu nhẹ của trà hoa cúc có tác dụng giảm sưng, tấy đỏ tại họng. |
Củ nghệ thường được bán như một loại gia vị, được sấy khô và nghiền thành bột màu vàng tươi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng nó như một loại trà. Tìm túi trà nghệ hoặc thêm nghệ đã xay vào nước sôi, đun nhỏ lửa trong vài phút rồi lọc rồi cho vào cốc. Hãy thêm mật ong để làm ngọt nếu bạn không thích vị ngai ngái của nghệ.
Theo nghiên cứu của Ấn Độ, nghệ có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và khử trùng mạnh. Nó có thể giúp giảm đau hoặc kích ứng cổ họng do viêm họng.
2.3 Trà xanh
Theo chuyên gia dinh dưỡng Samantha Cassetty, tại New York, Mỹ, trà xanh có chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh được gọi là polyphenol có thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi rút cảm lạnh và cúm.
Ngoài ra, trà xanh cũng được biết là có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của chứng đau họng. Những đặc tính này đến từ một hợp chất gọi là epigallocatechin-3-gallate, có tác dụng làm giảm các protein gây viêm trong cơ thể.
Bạn có thể dùng trà xanh để súc miệng 2-3 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu cảm thấy cần thiết.
Bạn có thể súc miệng bằng trà xanh để giảm cảm giác đau do viêm họng. |
Rễ cây thục quỳ có thể giúp giảm đau họng vì nó cũng chứa hàm lượng cao chất làm dịu niêm mạc. Rễ cây thục quỳ cũng có thể giúp làm lỏng chất nhầy trong cổ họng, giúp giảm ho khan, khó chịu.
2.5 Trà cây du trơn
Cây du trơn là một loại thảo mộc được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên trong nhiều thế kỷ. Cây du trơn chứa một chất gọi là chất nhầy, chất này sẽ biến thành chất giống như gel khi trộn với nước. Khi uống trà cây du trơn, chất gel đó có thể giúp bao phủ cổ họng, giúp làm dịu và bảo vệ cổ họng khi bị đau.
2.6 Trà rễ cam thảo
Keri Gans, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ cho biết có một số nghiên cứu chứng minh rằng cam thảo có thể loại bỏ đờm và chất nhầy, hoạt động như một chất phủ tổng thể giúp làm dịu cơn đau họng. Trên thực tế, có ba chất quan trọng được tìm thấy trong rễ cam thảo có thể giúp giảm đau họng: Liquilitin và liquiritigenin hoạt động như chất long đờm, có nghĩa là chúng làm lỏng chất nhầy và giúp bạn dễ ho hơn; glycyrrhizin hoạt động như một chất khử mùi, có nghĩa là nó cung cấp một lớp phủ bảo vệ cổ họng, giúp ngăn ngừa kích ứng khi bạn nuốt.
Trà cam thảo chứa nhiều chất có tác dụng làm giảm đau họng. |
Trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thảo mộc có thể tương tác với các loại thuốc bạn đang dùng. Cũng có một số loại thảo mộc nguy hiểm nếu bạn đang có sẵn bệnh lý mạn tính nào đó hoặc dùng quá nhiều. Ví dụ, trà rễ cam thảo có thể gây độc nếu bạn uống quá nhiều.
Hơn nữa, các loại trà thảo mộc dễ bị mốc hoặc có thêm một số thành phần không ghi nhãn. Do đó, tốt nhất, bạn nên chọn các loại thảo mộc từ các nguồn đáng tin cậy.
Các loại thảo mộc không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) quản lý và chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc thậm chí có thành phần khác với những gì ghi trên nhãn.
Bên cạnh đó, bạn nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng nếu đau họng kéo dài hơn một tuần, càng ngày càng tệ, đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn.
Theo
Lê Thu Lương/SKĐS