(Báo Quảng Ngãi)- Hiện nay, kinh phí chương trình mục tiêu ngày càng cắt giảm. Hầu hết các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) chỉ bao cấp cho đối tượng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số... Vì vậy, hoạt động DS-KHHGĐ cần được xã hội hóa (XHH) để duy trì các hoạt động, đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Huy động nhiều nguồn lực
Trong hơn 2 năm gần đây, kinh phí chi cho chương trình mục tiêu và các hoạt động DS-KHHGĐ bị cắt giảm khoảng 40%. Ngành dân số các huyện, thành phố phải huy động hỗ trợ của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn cho việc triển khai chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) hằng năm, nhằm thu hút phụ nữ tham gia.
Tại xã Tịnh Ấn Đông (TP.Quảng Ngãi), mới đây Ban dân số xã đã thực hiện chiến dịch chăm sóc SKSS-KHHGĐ cho hơn 30 phụ nữ trong xã. “UBND xã hỗ trợ kinh phí thực hiện chiến dịch hai đợt trong năm. Việc khám bệnh thì trạm y tế làm miễn phí, còn thuốc thì Trung tâm Y tế huyện hỗ trợ. Nếu chị em phải bỏ tiền ra để làm dịch vụ, thì tỷ lệ tham gia đạt rất thấp”, Trưởng trạm Y tế xã Tịnh Ấn Đông Bùi Thị Kim Hạnh cho biết.
Đó cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương. Hầu hết các huyện, thành phố đều gặp khó khăn khi huy động nguồn lực XHH cho công tác dân số. Vì thế, nhiều chiến dịch không được tổ chức quy mô lớn, ít chị em phụ nữ tham gia.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Huy động nhiều nguồn lực
Trong hơn 2 năm gần đây, kinh phí chi cho chương trình mục tiêu và các hoạt động DS-KHHGĐ bị cắt giảm khoảng 40%. Ngành dân số các huyện, thành phố phải huy động hỗ trợ của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn cho việc triển khai chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) hằng năm, nhằm thu hút phụ nữ tham gia.
Phụ nữ xã Tịnh Ấn Đông (TP.Quảng Ngãi) thường xuyên được tuyên truyền về chính sách DS-KHHGĐ. |
Tại xã Tịnh Ấn Đông (TP.Quảng Ngãi), mới đây Ban dân số xã đã thực hiện chiến dịch chăm sóc SKSS-KHHGĐ cho hơn 30 phụ nữ trong xã. “UBND xã hỗ trợ kinh phí thực hiện chiến dịch hai đợt trong năm. Việc khám bệnh thì trạm y tế làm miễn phí, còn thuốc thì Trung tâm Y tế huyện hỗ trợ. Nếu chị em phải bỏ tiền ra để làm dịch vụ, thì tỷ lệ tham gia đạt rất thấp”, Trưởng trạm Y tế xã Tịnh Ấn Đông Bùi Thị Kim Hạnh cho biết.
Đó cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương. Hầu hết các huyện, thành phố đều gặp khó khăn khi huy động nguồn lực XHH cho công tác dân số. Vì thế, nhiều chiến dịch không được tổ chức quy mô lớn, ít chị em phụ nữ tham gia.
Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản (Trung tâm Y tế TP.Quảng Ngãi), bác sĩ Hoàng Ngọc Huy cho biết: "Tư tưởng người dân còn trông chờ, ỷ lại vào trợ cấp của Nhà nước. Do đó, việc thay đổi nhận thức từ được cấp phát PTTT miễn phí sang mua bán đối với các đối tượng này cũng không phải dễ. Thời gian qua, chúng tôi vẫn phải tìm nguồn kinh phí đễ hỗ trợ thuốc cho các địa phương thực hiện chiến dịch chăm sóc SKSS”.
Đẩy mạnh xã hội hóa
Thực hiện Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển của tỉnh giai đoạn 2015-2020", Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã chỉ đạo các trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố tích cực tiếp thị các PTTT trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu là nhằm đẩy mạnh chương trình tiếp thị bao cao su, thuốc uống tránh thai thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số, nhằm tăng khả năng tiếp cận, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu PTTT có giá thành thấp, chất lượng tốt cho người dân; hướng tới sự công bằng trong dịch vụ, góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh các đối tượng được cấp, phát các PTTT miễn phí, thì các nhóm đối tượng khác cũng dần tự nguyện áp dụng các biện pháp tránh thai. Bởi với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ y tế, người dân có điều kiện lựa chọn PTTT phù hợp. Tuy nhiên, đối với phụ nữ vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, thì việc chủ động thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS vẫn còn hạn chế.
Hiện nay, công tác DS-KHHGĐ đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng gia tăng, khó kiểm soát; cơ cấu dân số có sự chuyển biến nhanh; chất lượng dân số chưa cao, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa... “Thời gian tới, ngành dân số huy động các nguồn lực XHH để thực hiện tốt Đề án XHH cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ-SKSS đến năm 2020, đảm bảo 100% phụ nữ được chăm sóc SKSS, cung cấp dịch vụ KHHGĐ định kỳ; đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dân số, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, nhằm duy trì các kết quả về chỉ tiêu giảm sinh, nâng cao chất lượng dân số...”, Chi Cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Đặng Chính cho biết.
Bài, ảnh: TRÍ PHONG