Nhân ngày này, LHQ một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết cải thiện chất lượng cuộc sống đầy đủ cho người tự kỷ.
Hôm nay (2/4) - ngày Liên Hợp Quốc chọn là ngày “Thế giới nhận thức chứng tự kỷ”, với mục đích kêu gọi các nước tăng cường sự quan tâm và hiểu biết về hội chứng này.
Với chủ đề “Hướng tới tự chủ và tự quyết” ngày thế giới nhận biết về chứng tự kỷ nhấn mạnh quyền được tôn trọng của người mang khuyết tật dựa trên nguyên tắc bình đẳng với người khác trong xã hội.
Vào ngày này rất nhiều tòa nhà lớn tại hơn 130 nước cùng thắp nên ngọn đèn màu xanh dương (biểu tượng của hi vọng) |
Chính vì thế, lễ kỷ niệm "Ngày thế giới nhận biết chứng tự kỷ "năm nay đã được LHQ tổ chức vào ngày 31/3, đã thảo luận những chính sách, cách tiếp cận trong thực hiện những vấn đề liên quan đến giám hộ, con đường dẫn đến tự chủ và tự quyết của người mắc chứng tự kỷ.
Nhân ngày này, LHQ một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết cải thiện chất lượng cuộc sống đầy đủ cho người tự kỷ và điều đó như một phần không thể tách rời của xã hội.
Hưởng ứng lời kêu gọi của LHQ, nhiều nơi trên khắp thế giới đều có các hoạt động vì người tự kỷ. Đặc biệt, vào ngày này rất nhiều tòa nhà lớn tại hơn 130 nước cùng thắp nên ngọn đèn màu xanh dương (biểu tượng của hi vọng) để kêu gọi nâng cao nhận thức cộng đồng về chứng tự kỳ.
Chiến dịch Thắp đèn xanh do tổ chức hoạt động vì người tự kỷ phát động từ 8 năm qua, đang lan rộng trên khắp thế giới.
Chứng tự kỷ là một khuyết tật phức tạp với tỉ lệ người mắc khá cao (70 triệu người) trên toàn thế giới, đến nay khoa học chưa tìm được nguyên nhân và cách chữa trị.
Đây là một dạng khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đời, người mắc chứng tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng nếu được sự sẻ chia và giúp đỡ từ gia đình và cộng đồng, người tự kỷ sẽ có khả năng phát triển các giá trị bản thân, hòa nhập cuộc sống, phát triển các năng lực và đóng góp cho xã hội./.
Theo Mai Liên/VOV.VN