Sau khi úng lụt thường xuất hiện sốt xuất huyết. Nếu không đề phòng và xử lý kịp thời dễ lây lan thành dịch nguy hiểm.
Sốt xuất huyết là bệnh do virut gây ra, lây truyền qua muỗi mang virut, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Đây là loài muỗi đốt ban ngày, hoạt động mạnh nhất vào thời gian 2 giờ sau khi mặt trời mọc, vài giờ trước khi mặt trời lặn. Virut gây sốt xuất huyết là virut Dengue. Virut truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi Aedes aegypti là chính.
Cây hoàng cầm. |
Trẻ em từ 1-15 tuổi đều có thể bị bệnh, nhiều nhất là lứa tuổi từ 3-8 tuổi. Đôi khi người lớn cũng mắc bệnh do chủ quan.
Triệu chứng sốt xuất huyết?
Khi virut xâm nhập vào cơ thể người thì sau 4-6 ngày có biểu hiện lâm sàng: sốt, đau cơ, đau nhất là cơ lưng, đau khớp.
Biểu hiện sốt xuất huyết Dengue: sốt cao đột ngột, liên tục 2-7 ngày, sau đó xuất huyết (chấm, mảng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, có thể xuất huyết tại đường tiêu hóa, não, đường tiết niệu); có biểu hiện gan to, nổi hạch ở cổ.
Biểu hiện sốt Dengue: có triệu chứng giống sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các triệu chứng sốc: hạ nhiệt độ, da tái, vật vã, huyết áp hạ, huyết áp kẹt, mạch nhỏ khó bắt, dễ tử vong nếu không phát hiện sốc sớm để xử lý kịp thời.
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm đặc biệt vào mùa mưa, có thể bột phát thành dịch đe dọa sinh mạng bệnh nhân và sức khỏe cộng đồng.
Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.
Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.
Bệnh có thể gây xuất huyết nặng. Với trẻ nhỏ, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như trụy tim mạch, gây nguy cơ tử vong.
Làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?
Dành dành. |
Cần đi khám bệnh ngay. Nếu trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà như sau:
- Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh; ăn nhẹ: cháo, súp, sữa...; uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước oresol (nước biển khô, cách pha: 1 gói pha vào 1 lít nước, uống 100-150ml nước/kg cân nặng/ngày), nước cam vắt, nước chanh đường...
- Hạ sốt với thuốc paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao.
- Không cho uống aspirin (vì gây thêm xuất huyết), không cắt lể hay cạo gió, không quấn kín hoặc mặc nhiều quần áo khi đang sốt, không kiêng ăn, không nhịn uống.
Theo dõi bệnh và đưa ngay đến bệnh viện khi thấy có các dấu hiệu trở nặng bất ngờ:
- Người bệnh mệt nhiều hơn, vẻ âu lo bứt rứt, li bì hoặc vật vã; tay chân lạnh, đau bụng nhiều hơn; nôn nhiều, da đổi màu bầm, môi tím tái.
Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
- Mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).
- Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ.
- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hằng tuần cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ, vỏ xe...) thay nước mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.
Các bài thuốc điều trị sốt xuất huyết Tây y: Nguyên tắc chung trong điều trị sốt xuất huyết Dengue là bù lại sớm khối lượng tuần hoàn, nước, điện giải, albumin, máu, tiểu cầu khi cần thiết, trước khi sốc xuất hiện. - Đối với sốt xuất huyết nhẹ: Bù nước, điện giải sớm bằng đường uống, dùng gói oresol pha trong 1 lít nước đun sôi để nguội, uống 150ml/kg/ngày; hạ nhiệt nếu sốt cao trên 39oC bằng chườm mát, uống paracetamol; an thần; vitamin; uống thêm nước hoa quả. - Đối với trường hợp sốt xuất huyết nặng phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để truyền dịch hoặc truyền máu. Đông y: Thể sốt cao, có xuất huyết (nhẹ) - Triệu chứng: Sốt cao, mình đau, nhức khung ở mắt, mặt đỏ, lưng, chân tay có điểm xuất huyết, chảy máu cam, miệng khát, có khi nôn mửa, có hạch ở nách, khuỷu tay bẹn; mạch phù sác; hồng đại. - Phương pháp chữa: Thanh nhiệt giải độc, tả hỏa, cầm máu. - Bài thuốc: Bài 1: Lá tre 30g, cỏ nhọ nồi 16g, hạ khô thảo 20g, trắc bá diệp 16g, rễ cỏ tranh 16g, sắc uống. Bài 2: Kim ngân hoa 20g, cỏ nhọ nồi 16g, liên kiều 12g, hòe hoa 16g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, rễ cỏ tranh 20g. Nếu khát nước: Thêm huyền sâm, sinh địa (mỗi thứ 12g), sốt cao thêm tri mẫu 8g, sắc uống. Thể huyết áp tụt (nặng) (khí, âm đều hư) - Triệu chứng: Đang sốt cao, hoặc sốt có giảm, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, huyết áp tụt, mạch nhanh, người mệt mỏi, vã mồ hôi, vật vã, chất hữu đỏ, mạch trầm. Bài 1: Huyết áp hạ ít: bạch truật 20g, đẳng sâm 20g, mạch môn 12g, thục địa 12g, sắc uống. Bài 2: Huyết áp hạ nhiều: nhân sâm 8g, ngũ vị tử 8g, mạch môn 8g, long cốt 20g, mẫu lệ nung 20g, phụ tử chế 12g, thục địa 16g, sắc uống. Thời kỳ phục hồi Thời kỳ này chủ yếu là nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có thể cho uống thuốc bổ: đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, thục địa 16g, bạch linh 12g, cam thảo 6g. Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, cho 500ml nước đun sôi, sắc chắt lấy 150ml nước thuốc cho uống 3 lần trong ngày. |
Theo Lương y Vũ Quốc Trung/SKĐS