Tương - khắc khi dùng thuốc Ðông y

09:02, 17/02/2015
.

 Thuốc Ðông y thường gồm nhiều vị thuốc phối hợp với nhau trong một bài thuốc theo nguyên tắc “Quân, thần, tá, sứ” để điều trị bệnh trên nguyên lý lập lại cân bằng âm dương.

Thuốc Ðông y thường gồm nhiều vị thuốc phối hợp với nhau trong một bài thuốc theo nguyên tắc “Quân, thần, tá, sứ” để điều trị bệnh trên nguyên lý lập lại cân bằng âm dương. Mỗi vị thuốc đều có tứ khí là “hàn - nhiệt - ôn - lương” và do thành phần tương khắc với nhau và với thức ăn. Dưới đây là sự tương hợp và tương khắc của một số vị thuốc thường dùng trong Ðông y, bạn đọc nên biết.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Sinh thục địa - Huyết động vật

Huyết lợn, bò, dê đều mặn, bình; huyết chó mặn, ôn, huyết lừa mặn, mát; huyết ngựa có độc. Huyết các động vật đều có thành phần hữu cơ phức tạp, nếu nó gặp chất hoạt tính trong sinh thục địa thì dễ xảy ra phản ứng không tốt, do đó, khi uống địa hoàng thì không được ăn các loại huyết.

Hoàng liên - Thịt lợn

Hoàng liên tính đắng, hàn, có công năng thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc, thịt lợn tính cam, bình, có công năng bổ âm nhuận táo. Hai thứ có dược tính ngược nhau cho nên thịt lợn không thể ăn chung với hoàng liên được.

Xương bồ - Thịt dê

Xương bồ tính cay, hơi ôn. Thịt dê (cừu) không thể ăn chung với xương bồ sẽ tạo phản ứng không tốt.

Thịt thỏ - Vỏ quýt

Thịt thỏ tính mát, vị cam. Vỏ quýt là loại chất liệu thơm, tính mát, vị cam chua, còn thịt thỏ chua lạnh. Sau khi ăn thịt thỏ không nên ăn quýt ngay, nếu ăn nhiều làm cho công năng vị tràng rối loạn, dẫn tới đau bụng, tiêu chảy.

Cam thảo - Thịt lợn

Thịt lợn chua lạnh, có tính nuôi mỡ âm hàn, lại nhiều chất mỡ, khó hấp thu, không lợi cho tràng vị. Khi dùng cam thảo để bổ tràng vị rõ ràng phải kiêng ăn thịt lợn. Không chỉ như vậy, phàm uống thuốc Đông y ôn bổ tỳ vị mà tỳ vị hư hàn đều không nên ăn thịt lợn.
Tương - khắc khi dùng thuốc Ðông y

Hà thủ ô - Hành, tỏi, củ cải

Hà thủ ô có tác dụng bổ gan thận, nuôi âm dưỡng huyết. Hành tỏi là chất cay, động hoả, củ cải cũng là chất cay phá khí. Vậy khi uống hà thủ ô phải kiêng ăn hành, tỏi, củ cải để thuốc không bị giảm mất hiệu lực.

Ngưu tất - Thịt bò

Ngưu tất đi vào hai kinh can, thận rồi dần đi xuống ngoài tác dụng hoạt huyết thông kinh, thư gân khỏi nhức ra còn có thể chữa huyết nhiệt bốc lên dần tới họng sưng đau, thổ huyết, chảy máu mũi, tăng huyết áp, đau đầu. Còn thịt bò cam ôn, bổ khí trợ hoả, do đó, khi uống thuốc có ngưu tất thì kiêng ăn thịt bò.

Cát cánh - Thịt lợn

Cát cánh tính đắng, cay, bình, có công năng tuyên phế giải biểu, thăng đề phế khí, khử đờm bình thở, loại mủ tiêu u nhọt, lợi khí tán kết, họng trong mát giọng, lợi thuỷ tiêu sưng.
Tương - khắc khi dùng thuốc Ðông y

Thịt lợn tính cam, mặn; cát cánh tính đắng, cay cho nên cát cánh không thể ăn chung với thịt lợn.

Tiên mao - Thịt bò

Tiên mao cay nóng, thịt bò cam ôn trợ dương, khi uống tiên mao mà ăn thịt bò càng tăng thêm tính hỏa nhiệt. Do tiên mao cay nóng, tính mãnh liệt, dương quá trịnh thì tổn thương âm. Cơ thể âm hư dương kháng càng cấm kỵ.

Từ thành phần hóa học mà xét, thịt bò, sữa bò đều là món ăn có chất protein cao, trong tiên mao có chất tanin, hai thứ gặp nhau sẽ làm thuốc mất hiệu quả, chất dinh dưỡng cũng mất.

Sinh địa - Hành, tỏi

Sinh địa tính cam, đắng, tính hàn, có thể thanh nhiệt bổ âm, mát huyết, chỉ huyết, sinh tân dịch, khỏi khát.Thục địa tính cam mà hơi ôn, có thể bổ thận, nuôi âm, bổ huyết điều kinh. Trong hành tỏi có chất cay, mùi vị cay, tính táo nhiệt, làm hao tân dịch, động hoả làm tổn thương âm, công dụng ngược lại với sinh thục địa. Do đó, khi trong thuốc có sinh hoặc thục địa thì cấm ăn hành, tỏi, ớt.

Hạnh nhân - Thịt chó

Hạnh nhân tính đắng, ôn, có độc, có công năng khử đờm khỏi ho, bình thở, nhuận tràng, chữa ho do ngoại cảm, thở dốc, họng tê, ruột táo đại tiện bí. Thịt chó tính cam, mặn, ôn, có công năng bổ trung ích khí, ôn thận trợ dương.

Hạnh nhân và thịt chó có tính vị ngược nhau nên không thể ăn chung hai thứ cùng một lúc.

Thịt ba ba - Bạc hà

Thịt ba ba tính cam, bình có tác dụng ích khí bổ hư, nuôi âm dưỡng huyết, có thể chữa chứng thoát giang do đi lỵ, băng lậu đới hạ. Bạc hà cay, mát, hương thơm, nhờ phát huy chất dầu trong bạc hà mà giải nhiệt, phát hãn (ra mồ hôi). Thịt ba ba có mùi tanh, gây sốc với mùi hương bạc hà, công hiệu về thuốc ngược nhau nên khi ăn thịt ba ba thì kiêng dùng bạc hà.

Thuốc Ðông y - Thuốc lá

Bất cứ dùng thuốc Đông y nào, sau 30 phút không được hút thuốc lá vì rằng chất nicotin sẽ làm tăng nhanh tốc độ giải thuốc của gan, dẫn tới nồng độ thuốc trong huyết dịch không đủ, không phát huy được hết hiệu quả của thuốc.
Tương - khắc khi dùng thuốc Ðông y

Thí nghiệm chứng minh, sau khi uống thuốc trong vòng 30 phút mà hút thuốc, nồng độ của thuốc trong máu hạ xuống chỉ bằng 1/20 so với không hút thuốc.

Ô mai - Thịt lợn

Ô mai tính chua, ôn, có chức năng thu liễm, sinh tân dịch, chữa ho lâu, hư nhiệt, phiền khát.

Thịt lợn tính cam, mặn, bình có chức năng nuôi âm nhuận táo, bổ huyết, dùng chữa chứng âm hư phổi táo, gây nên ho khan ít đờm, miệng khô họng táo, khí huyết không đủ, gầy gò mất sức, đầu váng mắt hoa, thiếu huyết, tân dịch khô, bí đại tiện. Từ dược tính mà xét, hai thứ này dược tính ngược nhau nên không thể dùng chung.


Theo Lương y Hoài Vũ/SKĐS

 


.