Khi có những dấu hiệu như da nhợt nhạt, cơ thể suy yếu, mệt mỏi, khó thở hoặc mất tập trung, bạn có thể đang bị thiếu máu. Bạn cần bổ sung những thực phẩm sau.
Tế bào máu thiếu hụt hoặc năng suất trao đổi oxy trong máu không đều là 2 nguyên nhân thường gặp khi bị thiếu máu và thiếu chất sắt. Để bổ sung chất sắt, bạn cần tăng cường những thực phẩm sau:
Vitamin B
Axit folic (vitamin B) là dưỡng chất cần thiết để sản xuất tế bào máu. Cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi nếu trong 3 tháng không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất này.
Bạn nên tăng cường tiêu thụ các loại rau xanh như cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh, đậu cô-ve, đậu lăng... Lưu ý không chế biến rau củ quá chín hoặc không bảo quản trong tủ lạnh vì có thể làm mất đi axit folic.
Vitamin B12
Thiếu hụt vitamin B12 thường gặp ở người ăn chay vì loại vitamin này được tìm thấy trong thực phẩm động vật. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến rối loạn tự miễn, khi đó hệ miễn dịch sẽ quay lại tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày, làm niêm mạc mỏng, dạ dày sản sinh ít axit hơn, ảnh hưởng đến việc giải phóng vitamin B12 khỏi protein.
Các thực phẩm giàu vitamin B12 gồm gan, cá ngừ, và trứng. Người ăn chay có thể bổ sung vitamin B12 từ sữa, bơ, và sữa chua.
Chất sắt
Măng tây, hạt mè, hạt điều, quả vả và nho đen là những thực phẩm giàu chất sắt. Bên cạnh đó, những người bị thiếu chất sắt nên thay thế đường tinh luyện bằng đường thốt nốt vì loại đường này được làm từ cây mía rất dồi dào chất sắt.
Vitamin C
Khi bị thiếu máu, nên tăng cường tiêu thụ các loại trái cây và rau củ giàu vitamin C như cà chua, dâu tây, chanh, ổi, bông cải xanh, ớt chuông... Chế biến một số món ăn có sử dụng nguyên liệu chanh làm chất gây chua cũng là cách hiệu quả để bổ sung vitamin C.
Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng quá nhiều các loại thảo mộc vì chúng chứa nhiều axit oxalic gây rối loạn hấp thu sắt. Bên cạnh đó, cần giảm uống cà phê, trà và chất cồn vì chúng hình thành chất tannate, ảnh hưởng đến việc hấp thu chất sắt của dạ dày.
Thoe NGUYỄN HIẾU /PNO