Bệnh sởi: Để tránh di chứng, biến chứng

08:04, 22/04/2014
.

 


Trong quá trình phát bệnh sởi, vì nhiệt độc của bệnh chưa phát hết, nếu hai mắt sưng đỏ, không điều trị sẽ gây mù lòa.

Nói về di chứng của bệnh sởi, PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết: vì trẻ bệnh tình nặng nhẹ khác nhau hoặc điều trị không kịp thời, chữa trị không đúng mà đến thời kỳ cuối của bệnh có thể xuất hiện một số di chứng sau đây:

Chẩn lao

Khi sởi mọc rồi, sốt lâu không giải hoặc nóng âm ỉ trong xương, sốt cơn như sốt rét, ho khan, phiền khát, ỉa phân sệt, hình thể gầy róc, lông da khô ráp. Nguyên nhân vì độc tà chưa giải, nguyên khí đã hao tổn, lâu ngày biến thành lao phổi.

Khẩu cam

Sau khi sởi bay, lợi răng lở loét hoặc ra máu, hoặc miệng lưỡi đều lở, đó là vì sau khi bị bệnh sởi, nhiệt độc còn lại kết tụ ở phổi và dần dần lên miệng mà gây nên.

Chẩn độc

Trong quá trình phát bệnh sởi, vì nhiệt độc của bệnh chưa thấu phát ra hết, cho nên thời kỳ sau có thể xuất hiện:

-         Hai mắt sưng đỏ, không điều trị sẽ gây mù lòa

-         Hai má, trước hoặc sau tai sưng trướng, không điều trị khỏi sẽ gây lở loét nguy hiểm.

-         Khắp mình lở loét nguy hiểm.

Biến chứng thuận nghịch của bệnh sởi

Chứng trạng theo lâm sàng cơ thể chia 3 loại: Chứng thuận, chứng hiểm, chứng nghịch.

Chứng thuận là bệnh phát theo trình tự bình thường, chứng trạng nhẹ mà nhanh; chứng hiểm là bệnh tình nghiêm trọng mà có tính chất nguy hiểm; chứng nghịch là ngược lại chứng thuận mà còn kiêm thấy chứng trạng của bệnh nguy hiểm.

Chứng thuận:

Trong quá trình lên sởi, phát sốt nhẹ, tinh thần tỉnh táo, ho nhưng hơi thở không gấp rút, 3 – 4 ngày sởi mọc từ trên xuống dưới, đầu mặt mọc trước, lưng ngực chân tay mọc sau, nốt sởi phân minh, đều đặn, màu sắc tươi sáng, mọc khắp cả người, không có chứng kèm theo như: thực tích chẳng hạn.

Nốt sởi mọc trong 3 ngày là đã khắp hết, rồi bắt đầu bay dần, sốt giảm, các chứng trạng cũng theo đó mà dứt hẳn, ăn ngon, sức khỏe bình phục rất nhanh là sởi thuộc thuận, nhẹ và hết nhanh.

Sởi mọc ra 3 ngày rồi lặn dần đi là nhẹ

Sởi màu hồng nhạt mà nhuận, đầu mặt đều mọc nhiều là nhẹ.

Chứng hiểm

Bệnh qua thời kỳ đầu phát sốt 3 ngày rồi chuyển sang thời kỳ sởi mọc nhưng nốt sởi mọc không rõ hoặc tuy mọc mà không thấu suốt đầy đủ là bệnh nguy hiểm. Khi sởi mọc ở đầu mặt (là bộ vị thuộc dương) mà thấy sốt cao, không có mồ hôi, ho nặng, hơi thở to, đại tiện phân sệt, sắc mặt trắng bệch, nốt sởi bầm, đó là hiện tượng nhiệt độc hun đốt mạnh mà tà đã nhập lý.

Nếu nốt sởi màu xanh nhợt là nguyên khí hư yếu, không đủ sức đẩy tà khí ra ngoài. Khi sởi mọc rồi lặn quá sớm hoặc chỉ mọc lờ mờ không chịu nổi hẳn lên; hoặc quá kỳ mà sởi không lặn, kèm theo mình vẫn sốt cao; hoặc sởi đã lặn rồi mà sốt vẫn còn cao và khó thở đều là chứng nặng. Đặc điểm nhận biết:

-Đầu mặt không mọc sởi là nặng

-Sởi màu hồng, tím tối mà khô là nặng

-Họng sưng đau mà không ăn được là nặng; gặp gió sởi lặn vào sớm là nặng.

- Sởi mà kiết lỵ là nặng, là vì nhiệt truyền xuống đại tràng

-Màu sởi đen, hãm khó mọc; mọc ra rồi lặn ngay là chết

-Cánh mũi phập phồng, miệng há ra, mắt không có thần là chết

-Khí suyễn sốc lên hoặc đi ngoài phân đen cũng rất khó điều trị.

Chứng nghịch

Sau khi bệnh phát, đã đến kỳ sởi mọc mà nốt sởi mọc không rõ ra ngoài, như mọc ra một lúc rồi lặn ngay và thấy sốt cao, không có mồ hôi, buồn phiền, vật vã không yên, mạch hồng đại, đó là tà không thấu đạt ra ngoài, hiện tượng của nhiệt độc công phá bên trong.

Nếu thở gấp, cánh mũi phập phồng, môi miệng tím xanh, đó là kiêm có chứng viêm phổi, ho suyễn.

Nếu nốt sởi tím đen, hình thành đám ban, lưỡi khô rao, đỏ sẫm, nổi gai, đó là độc tà đã xâm nhập vào phần dinh, huyết.

Nếu tinh thần hôn mê, nói nhảm, kinh quyết, co giật, là độc tà đã hãm vào trong tâm bào, những hiện tượng ấy là dương chứng, thực chứng, lại có khi vì chính khí hư yếu, nguyên dương không đủ để đẩy độc tà ra ngoài, xuất hiện mê man, ham ngủ, tay chân lạnh buốt, nốt sởi màu xanh nhợt không hồng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế sác, đó đều là chứng ngịch của bệnh sởi.

 

Trẻ em mắc sởi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (ảnh: KT)

Phương pháp điều trị

Cách chữa bệnh sởi, nói chung cần xét đến quá trình phát bệnh của từng thời kỳ phát sốt, sởi mọc và sởi bay, từ đó phân biệt 3 nguyên tắc điều trị: giải cơ thấu biểu, thanh nhiệt giải độc và dưỡng âm hóa nhiệt

a.Giải cơ thấu biểu

Bệnh sởi ở thời kỳ phát sốt, bệnh còn ở biểu có xu thế đẩy bệnh ra ngoài thì nên nhân đó mà dùng thuốc thấu đạt giúp cho cơ thể đẩy độc khí ra, làm cho sởi có thể mọc thấu suốt ra ngoài da thịt, đó là quá trình chữ thuận theo tự nhiên. Tuy nhiên cần cẩn thận khi dùng thuốc hàn lương, vì thuốc hàn lương dễ làm cho khí cơ bị ngăn trở, vì thế nhiệt tà đọng lại ở trong mà sởi không mọc được.

Sởi là dương tà, theo nguyên tắc dùng thuốc tân lương để thấu đạt ra ngoài, nên dùng các bài thuốc sau:

Bài 1: Thăng ma cát căn thang

Thăng ma 4g        Xích thược 6g

Cát căn 12g          Cam thảo 3g

Nước 1,5 bát, sắc còn ½ bat, chia uống 3 lần.

Bài 2: Thấu tà tiễn

Quy thân    4g               Kinh giới 4g

Xích thược 4g                Phòng phong 4g

Chích thảo 3g                Thăng ma 8g

Bài 3: Tuyên độc phát biểu thang

Thăng ma 3g                           Chỉ xác 4g

Cat căn 12g                                       Kinh giới 3g

Liên kiều 6g                                      Tiền hồ 4g

Ngưu bàng 8g                          Cát cánh 4g

Phòng phong 3g                      Đạm trúc diệp 6g

Bạc hà 2g                                Mộc thông 4g

Cam thảo 3g

Nước 1,5 bát, sắc còn ½ bát, chia uống 3 lần.

b.Thanh nhiệt giải độc

Sởi bắt đầu mọc là bệnh đã từ trong chuyển ra ngoài, nhiệt độc đã có đường bài tiết, nguyên tắc điều trị là thanh nhiệt giải độc, tuy nhiên cần nắm vững cơ chế của bệnh mà xử lý cho thích đáng.

Nếu sởi mọc không rõ hết, mình nóng không có mồ hôi, sắc sởi hồng nhạt mà tối là do phong hàn bế tắc lại, vẫn nên dùng Thăng ma cát căn thang.

Thang ma 4g                           Xích thược 6g

Cát căn 12g                             Cam thảo 3g

Nước 1,5 bát, sắc còn 1/2 bát (nửa bát), chia 3 lần uống.

Trường hợp nốt sởi tím sẫm, sốt cao, hôn mệ, rêu lưỡi khô bầm, nổi gai là tà nhiệt của độc sởi xâm phạm phần dinh huyết thì dùng ngay Tết giác địa hoàng thang.

Sinh địa 20g

Đan bì 8g

Xích thược 6g

Nước 1,5 bát, sắc còn ½ bát, chia uống 3 lần.

Tê giác 1g (mài nước, hòa với nước thuốc sắc uống).

Trường hợp nhiệt độc xâm phạm tâm bào có biểu hiện: sốt cao, hôn mê, co giật thì dùng Chí bảo đơn

Tế giác                           Hùng hoàng

Ngân bạc                        Chu sa

Kim bạc                         Ngưu hoàng

Đồi mồi                          Băng phiến

Xạ hương                       Hổ phách

An tức hương

Tất cả tán nhỏ, luyện với mật làm viên bằng hạt ngô đồng, trẻ 2 tuổi uống 0,5 – 1 viên/lần.

c. Dưỡng âm thanh nhiệt

Nguyên tắc điều trị: dùng dưỡng âm là chủ yếu, hóa nhiệt là thứ yếu.

Sốt là tà dương, nhiệt độc, trong quá trình phát bệnh, trải qua phát sốt nhiều ngày, nhiệt độc hun đốt làm tổn thương phần âm, huyết dịch bị hảo tổn thì nguyên khí cũng hư, vì thế trong thời kỳ sởi bay phần nhiều trẻ gầy róc, môi lưỡi khô khan, cần dưỡng âm sinh tân dịch.

Trong trường hợp nhiệt độc chưa hết thì cần thêm thanh nhiệt, có thể một trong các bài sau:

Bài 1: Ngân hồ mạch đông tán

Ngân sài hồ 8g                        Thái tử sâm 6g

Long đởm thảo 4g                             Sa sâm 8g

Đăng tâm 2g                            Huyền sâm 12g

Cam thảo 4g                                     Mạch đông 6g

Nước 1,5 bát, sắc còn ½ bát, chia uống 3 lần.

Cách gia giảm:

+ Nếu nhiệt tà hết thì bỏ: Long đởm, ngân hồ.

+ Nếu ho, đờm vàng thì gia thêm: thiên trúc hoàng 8g xuyên bối mẫu 8g, tang bạch bì 12g.

+ Nếu ăn kèm thì gia: cốc nhà 12g, mạch nha 12g

+ Nếu cơ thể hư nhược thì bỏ long đởm; gia: hoài sơn 12g, bạch linh 12g

+ Nếu nhiệt tà chưa hết, kèm theo ỉa chảy thì gia: ngân hoa 8g, bạch đầu ông 8g, hoàng bá 8g, hàng liên 4g. (Các bài thuốc trên của PGS TS Vũ Nam)./.

 

Theo Thu Thủy/VOV online

 


.