Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa ở miền Bắc Việt Nam là 85 - 98%. Điều mà ít người biết đến chính là đặc tính thích “đi du lịch” của giun đũa. Có thể nói đặc tính “đi du lịch” đã trở thành vấn đề sống còn của loài giun này. Không những chúng “đi du lịch” trong cơ thể người mà bắt buộc phải “đi du lịch” ra môi trường bên ngoài cơ thể thì mới duy trì được nòi giống.
Đời sống của giun đũa
Giun trưởng thành sống trong ruột non của người, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra môi trường bên ngoài, trứng giun đũa có khả năng chịu lạnh, nóng và các chất sát khuẩn nhờ cái vỏ khá vững chắc. Trứng cần phải ra môi trường bên ngoài mới hình thành phôi, nếu không theo phân ra môi trường bên ngoài để tận hưởng nhiệt độ, độ ẩm và không khí của môi trường mà cứ ở trong ruột người thì cái trứng đó không bao giờ nở ra ấu trùng để thành giun được. Khi ra môi trường bên ngoài, trứng cần đến 2 -3 tuần để hình thành phôi nên chưa thể gây nhiễm ngay. Sau khi trứng đã hình thành phôi, chúng nằm chờ để được con người ăn vào cùng với thức ăn sống hoặc nước uống bị nhiễm bẩn hoặc thói quen ăn bốc mà không rửa tay kỹ trước khi ăn. Qua dạ dày, nhờ dịch tiêu hóa vỏ trứng sẽ bị tan ra và ấu trùng giun thoát ra khi trứng xuống tới ruột non. Các ấu trùng này bắt đầu cuộc du lịch trong cơ thể người, trước tiên chúng xuyên qua thành ruột đi vào tĩnh mạch cửa rồi lên gan hoặc bò lên phúc mạc ruột. Từ gan, ấu trùng tiếp tục đi lên tim phải, động mạch phổi và các mao mạch phổi. Cuộc hành trình từ ruột lên đến mao mạch phổi mất khoảng 3 ngày, chúng dừng lại ở đây khoảng 1 tuần. Trong thời gian 1 tuần cư trú ở mao mạch phổi, ấu trùng thay vỏ 2 lần. Vào ngày thứ 10, chúng tiếp tục cuộc hành trình xuyên qua thành mao mạch - phế nang để từ đường máu sang đường hô hấp. Chúng rời các phế nang bò lên cuống phổi đến ngã tư hô hấp - tiêu hóa để lọt vào đường tiêu hóa và trở về ruột non. Ở ruột non, sau một lần thay vỏ, cuối cùng chúng trở thành giun trưởng thành và ký sinh ở ruột non. Kể từ khi bị nhiễm, sau 60 ngày giun bắt đầu đẻ trứng.
Vòng phát triển gây bệnh của giun đũa. |
Bệnh gây ra bởi giai đoạn ấu trùng
Để không bị nhiễm giun Hiện nay có nhiều loại thuốc uống để điều trị bệnh giun đũa có hiệu quả cao lại ít độc, nhưng quan trọng nhất vẫn là không để bị nhiễm giun đũa. Để không bị nhiễm giun đũa hãy giữ vệ sinh ăn uống, tập thói quen rửa tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi. Không dùng phân người để bón cho rau. Nếu không bị nhiễm mới thì sau 18 tháng sẽ tự hết giun đũa ký sinh trong bụng vì tuổi thọ của giun đũa tối đa là 18 tháng. |
Bệnh gây ra bởi giun trưởng thành
Giai đoạn giun trưởng thành ký sinh ở ruột non thường dẫn tới các rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, trướng bụng, đau bụng quanh rốn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ra giun, trẻ em có thể thấy mất ngủ, bực dọc, quấy khóc, ứa nước bọt, bụng to, gầy mòn, xanh xao do thiếu máu. Giun trưởng thành còn gây ra khá nhiều biến chứng đòi hỏi phải cấp cứu như cuộn lại với nhau thành búi gây ra tắc ruột, lồng ruột hoặc ngoi lên phía trên chui vào ống mật, ống tụy gây viêm tụy cấp, gây tắc mật, áp xe gan và hình thành sỏi mật. Giun chui vào ruột thừa gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột gây viêm phúc mạc…
Theo SK&ĐS