(QNg)- Hơn ba năm nay, Trạm Y tế xã Bình Tân (Bình Sơn) đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Đến Trạm Y tế này điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là Trạm không có tường rào, cổng ngõ và bảng hiệu. Tại đây chỉ có một ngôi nhà qui mô công trình cấp 4 với mái ngói cánh võng, vách tường nứt nẻ, nền móng sụp lún, loang lổ. Trạm có 4 phòng làm việc và điều trị, diện tích sử dụng chưa đầy 25 mét vuông và đã thấm dột nhiều chỗ, rất dễ sụp đổ vào mùa mưa gió.
Trạm chưa có nơi xử lý rác thải Y tế, khu vực nhà vệ sinh không có nước (do bị hỏng từ lâu). Đặc biệt các giường bệnh nhân, tủ đầu giường tại Trạm hầu như không còn sử dụng được. Nhiều năm qua do không được bổ sung trang thiết bị, nên một số dụng cụ của UNICEF tài trợ cho Trạm trong những năm 1990 nay cũng dần hư hỏng...
Bác sĩ Trưởng trạm y tế xã Bình Tân Bùi Văn Triều cho biết: Trạm có 5 biên chế (1 bác sĩ, 1 y sĩ , 1 y tá điều dưỡng và 2 nữ hộ sinh trung học). Tất cả ra vào làm việc trong một căn phòng chật chội, cũ kỹ và cũng là nơi để khám bệnh. 3 phòng còn lại được bố trí làm phòng cấp thuốc, phòng sinh và phòng hậu sản, thế nhưng chỉ sử dụng tạm bợ trong những lúc quá cần thiết.
Sự xuống cấp về cơ sở vật chất và thiếu thốn về trang thiết bị ở Trạm Y tế xã Bình Tân đã khiến người dân trong xã chỉ đến Trạm để khám bệnh và xin cấp thuốc điều trị ngoại trú; hoặc xin chuyển viện là chủ yếu. Trong thực tế đã có rất nhiều gia đình do hoàn cảnh khó khăn, nên khi đau yếu hay có người thân sinh nở muốn đến với Trạm Y tế, song rồi suy đi, tính lại cũng " bóp bụng" mà chuyển lên tuyến trên.
Bác sĩ Trưởng trạm y tế xã Bình Tân Bùi Văn Triều cho biết: Trạm có 5 biên chế (1 bác sĩ, 1 y sĩ , 1 y tá điều dưỡng và 2 nữ hộ sinh trung học). Tất cả ra vào làm việc trong một căn phòng chật chội, cũ kỹ và cũng là nơi để khám bệnh. 3 phòng còn lại được bố trí làm phòng cấp thuốc, phòng sinh và phòng hậu sản, thế nhưng chỉ sử dụng tạm bợ trong những lúc quá cần thiết.
Sự xuống cấp về cơ sở vật chất và thiếu thốn về trang thiết bị ở Trạm Y tế xã Bình Tân đã khiến người dân trong xã chỉ đến Trạm để khám bệnh và xin cấp thuốc điều trị ngoại trú; hoặc xin chuyển viện là chủ yếu. Trong thực tế đã có rất nhiều gia đình do hoàn cảnh khó khăn, nên khi đau yếu hay có người thân sinh nở muốn đến với Trạm Y tế, song rồi suy đi, tính lại cũng " bóp bụng" mà chuyển lên tuyến trên.
Theo Trưởng trạm Bùi Văn Triều, mỗi tháng ở Trạm chỉ có khoản 150 lượt người đến khám và xin cấp thuốc. Bác sĩ Triều cho biết thêm: Những năm qua chính quyền xã đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên để đầu tư xây dựng mới, nhưng chưa được quan tâm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cơ sở vật chất của Trạm đã khó khăn, thiếu thốn, lại càng khó khăn, thiếu thốn hơn trong việc điều trị, sơ cấp cứu ban đầu cho người dân. Đồng thời không thể thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, hoặc nếu có triển khai thì đạt được cũng không cao.
Ông Bùi Văn Huân - Chủ tịch UBND xã Bình Tân cho biết: Địa phương nằm cách xa trung tâm huyện vài chục cây số. Đây là một xã anh hùng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, có trên dưới 1.200 gia đình TBLS và người có công (đó là chưa kể hộ nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng chế độ BHYT). Hầu hết trong số họ lẽ ra được ưu tiên khám chữa bệnh, cấp phát thuốc chăm sóc y tế từ tuyến cơ sở. Thế nhưng cơ sở vật chất của Trạm Y tế xã xuống cấp như hiện nay, nên không thể đáp ứng được nhu cầu đang đặt ra.
Ông Bùi Văn Huân - Chủ tịch UBND xã Bình Tân cho biết: Địa phương nằm cách xa trung tâm huyện vài chục cây số. Đây là một xã anh hùng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, có trên dưới 1.200 gia đình TBLS và người có công (đó là chưa kể hộ nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng chế độ BHYT). Hầu hết trong số họ lẽ ra được ưu tiên khám chữa bệnh, cấp phát thuốc chăm sóc y tế từ tuyến cơ sở. Thế nhưng cơ sở vật chất của Trạm Y tế xã xuống cấp như hiện nay, nên không thể đáp ứng được nhu cầu đang đặt ra.
Lê Ngọc Tuân