(QNg)- Tình trạng mất cân bằng giới tính ở tỉnh ta hiện nay đang đặt ra thách thức cho các ngành chức năng. Nhằm từng bước khống chế hệ quả trên, từ năm 2010 đến nay Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh triển khai Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”(MCBGTKS) trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ hội để các địa phương tập trung cao cho công tác giảm thiểu tình trạng trên, nhằm ổn định, nâng cao chất lượng dân số.
Theo thống kê tỉ số giới tính của Quảng Ngãi đang ở mức 115 trẻ trai/100 trẻ gái. Quảng Ngãi hiện đang là 1 trong 10 địa phương có tỉ lệ MCBGTKS cao nhất cả nước. MCBGT hiện nay đã xảy ra ở hầu hết các huyện trong tỉnh, nhất là các huyện đồng bằng, ven biển. Có huyện lên đến 115-120 trẻ trai/100 trẻ gái, vượt xa tỉ số giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên (103-107/100).
Phụ nữ mang thai ở xã Trà Bình (Trà Bồng) được cán bộ DS-KHHGĐ phát tờ rơi tuyên truyền kiến thức chăm sóc sức khỏe. |
Nhằm giảm thiểu tình trạng trên, Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh đã triển khai Đề án "Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh" từ năm 2010 đến nay ở trên 90 xã, phường, thị trấn (thuộc 9 huyện, thành phố) trong tỉnh. Tổng kinh phí thực hiện Mô hình 350 triệu (trong đó kinh phí Trung ương 250 triệu còn lại nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương)với mục tiêu là từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng giới tính, tiến tới ổn định cân bằng giới tính khi sinh.
Từ khi triển khai Đề án, các địa phương đã tăng cường cung cấp thông tin về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai; những người có uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với sinh đẻ theo quy luật tự nhiên. Đề án có mục đích hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung liên quan đến giới tính khi sinh; khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Để triển khai Đề án hiện nay tất cả các xã, phường, thị trấn đều xây dựng và duy trì câu lạc bộ "phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế", "phụ nữ không sinh con thứ 3", qua các đợt sinh hoạt, đã tổ chức tuyên truyền lồng ghép các nội dung về giới và giới tính khi sinh. Bên cạnh đó Chi cục Dân số tỉnh phối hợp với Thanh tra Sở Y tế và phòng y tế các huyện tổ chức các đợt thanh tra các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai để tuyên truyền những văn bản, quy định về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh.
Để triển khai Đề án hiện nay tất cả các xã, phường, thị trấn đều xây dựng và duy trì câu lạc bộ "phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế", "phụ nữ không sinh con thứ 3", qua các đợt sinh hoạt, đã tổ chức tuyên truyền lồng ghép các nội dung về giới và giới tính khi sinh. Bên cạnh đó Chi cục Dân số tỉnh phối hợp với Thanh tra Sở Y tế và phòng y tế các huyện tổ chức các đợt thanh tra các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai để tuyên truyền những văn bản, quy định về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh.
Hiện thanh tra ngành y tế tiến hành trên 10 đợt kiểm tra, các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai. Bên cạnh đó Chi cục cũng phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông kiểm tra tại 25 cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán lưu hành các loại sách báo, văn hóa phẩm, phổ biến các văn bản quy định cấm lựa chọn giới tính khi sinh.
Là huyện mới được triển khai Đề án trong năm 2011, bà Phạm Thị Thu - Giám đốc TTDSKHHGĐ huyện Lý Sơn cho biết: Những năm gần đây công tác dân số địa phương có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ sinh con thứ 3 từ trên 20% những năm trước đây đến nay giảm còn 15,3%. Tuy nhiên Lý Sơn cũng đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh khá cao.
Là huyện mới được triển khai Đề án trong năm 2011, bà Phạm Thị Thu - Giám đốc TTDSKHHGĐ huyện Lý Sơn cho biết: Những năm gần đây công tác dân số địa phương có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ sinh con thứ 3 từ trên 20% những năm trước đây đến nay giảm còn 15,3%. Tuy nhiên Lý Sơn cũng đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh khá cao.
Từ đầu năm 2011 đến nay công tác tuyên truyền Đề án đến các cặp vợ chồng đang ở độ tuổi sinh sản gặp nhiều khó khăn. Bởi đa số nam giới phải bám biển đánh bắt dài ngày, việc tiếp cận đối tượng đã khó, công tác vận động thay đổi nhận thức sinh con trai "nối dõi tông đường", nối nghiệp cha theo nghề biển càng khó khăn hơn.
Thực tế hiện nay, tư tưởng "phải có con trai" vẫn còn nặng nề ở một số địa phương, nhất là ở vùng biển. Với việc có con trai là vấn đề danh dự, là nỗi trăn trở của cả gia đình. Không chỉ thế nam giới được coi là trụ cột trong gia đình, trụ cột về tinh thần. Khi gia đình có đại sự, không có người đàn ông trong nhà không ai giải quyết.
Theo ông Nguyễn Văn Quang- Chi cục Phó Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính ngoài yếu tố ngẫu nhiên, còn tư tưởng trọng nam khinh nữ; các loại dịch vụ siêu âm hiện đại ngày càng phổ biến, dễ tiếp cận, là điều kiện thuận lợi làm tăng tình trạng lạm dụng các kỹ thuật siêu âm, dẫn đến nạo phá thai để chọn giới tính thai nhi; sự phát triển của các loại tài liệu, thông tin hướng dẫn sinh con theo ý muốn như: Trước khi có thai các cặp vợ chồng dùng chế độ ăn uống, chọn ngày giao hợp, xét nghiệm gene, lọc tinh trùng… Hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là nghiêm trọng.
Theo ông Nguyễn Văn Quang- Chi cục Phó Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính ngoài yếu tố ngẫu nhiên, còn tư tưởng trọng nam khinh nữ; các loại dịch vụ siêu âm hiện đại ngày càng phổ biến, dễ tiếp cận, là điều kiện thuận lợi làm tăng tình trạng lạm dụng các kỹ thuật siêu âm, dẫn đến nạo phá thai để chọn giới tính thai nhi; sự phát triển của các loại tài liệu, thông tin hướng dẫn sinh con theo ý muốn như: Trước khi có thai các cặp vợ chồng dùng chế độ ăn uống, chọn ngày giao hợp, xét nghiệm gene, lọc tinh trùng… Hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là nghiêm trọng.
Trước hết là gây nên tình trạng phân biệt đối xử với con gái, bạo lực gia đình, mâu thuẫn phát sinh. Về lâu dài sẽ thừa nam, thiếu nữ. Đồng nghĩa sẽ là nhiều nam giới không có cơ hội kết hôn (vì thiếu cô dâu). Vị thế của phụ nữ không được nâng cao, ít có cơ hội tham gia hoạt động cộng đồng, chính trị…
Trước thách thức trên Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đang tiếp tục triển khai Đề án với các giải pháp trọng tâm là, tăng cường cung cấp thông tin tuyên truyền; khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát triển sản xuất; tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất các hoạt động của các phòng khám siêu âm.
Trước thách thức trên Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đang tiếp tục triển khai Đề án với các giải pháp trọng tâm là, tăng cường cung cấp thông tin tuyên truyền; khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát triển sản xuất; tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất các hoạt động của các phòng khám siêu âm.
Để đạt mục tiêu ổn định về giới, các địa phương cần huy động tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chứ không riêng gì ngành dân số. Có như thế mới góp phần giảm thiểu tình trạng MCBGT, tạo được thế cân bằng về giới, nâng cao chất lượng dân số hiện nay.
Bài, ảnh: K.N