(QNg)- Được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại không thua kém gì ở đồng bằng, có đội ngũ y bác sĩ nhiệt thành, hết lòng vì người bệnh, quan trọng hơn là họ được sự tin tưởng của bệnh nhân - Đó là những lời khen tặng của nhân dân địa phương dành cho Trạm y tế xã Sơn Mùa (Sơn Tây). Với những thành tích nổi bật, năm 2010 Trạm y tế Sơn Mùa vinh dự được công nhận là trạm y tế chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện vùng cao Sơn Tây.
Vượt qua quãng đường đầy dốc chúng tôi đến Trạm y tế xã Sơn Mùa- nơi mà người dân nơi đây luôn nhắc đến với sự tin tưởng. Trạm y tế xã Sơn Mùa được đầu tư xây dựng khá hiện đại, những dãy nhà hai tầng với hàng chục phòng bệnh được trang bị đầy đủ thiết bị y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh.
Bác sĩ đang khám bệnh cho một bệnh nhi. |
Bác sĩ Huỳnh Thị Huệ- Trạm trưởng Trạm y tế xã Sơn Mùa cho biết: Sơn Mùa là một trong những trạm y tế đầu tiên của huyện được đầu tư khang trang về cơ sở vật chất, với kinh phí xây dựng trên 2 tỷ đồng (từ nguồn kinh phí 30a của Chính phủ). Trạm được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2010 (diện tích 2.457m2), có 12 phòng bệnh, tủ thuốc y tế, vườn thuốc nam, trạm được tăng cường bác sĩ nên việc khám, chữa bệnh cho bà con được cải thiện rất nhiều so với trước đây.
Hiện nay trạm có 7 nhân viên (gồm 1 bác sĩ, 2 nữ hộ sinh, 2 điều dưỡng). Niềm vui không chỉ đến với những thầy thuốc cắm bản ở đây, mà còn là niềm vui khôn tả của đồng bào nghèo khi cơ sở trang thiết bị khám chữa bệnh đã khá hơn trước rất nhiều. Nhiều y, bác sĩ ở trạm không giấu nổi niềm vui khi được làm việc ở một cơ quan khang trang, hiện đại, trái hẳn với những hình dung ban đầu trước đó. "Lúc mới lên nhận công tác, tụi em nhìn thấy trạm y tế xã chỉ là một ngôi nhà cấp bốn cũ kỹ, trang thiết bị khám, chữa bệnh, thuốc men đều thiếu trước hụt sau, thấy nản lắm. Điện không có, phải thắp đèn dầu, ban đêm tối mù mịt, đường sá bị chia cắt, đi lại rất khó khăn, nên người dân ngại đến trạm…"-y sĩ Đinh Thị Thơ chia sẻ với tôi.
Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi với các nhân viên của trạm bị ngắt quãng giữa chừng, khi người phụ nữ ngoài 30 tuổi đến trạm nhờ bác sĩ khám bệnh cho con trai 10 tuổi. Bệnh nhân bị đau bụng do ăn phải thức ăn nguội, không đảm bảo vệ sinh. Bác sĩ cho thuốc và dặn dò bệnh nhân rất cẩn thận. Nhân viên ở trạm cho biết: Trước đây ở vùng này căn bệnh sốt rét rất nguy hiểm thường xuyên xảy ra ở các bản vùng cao này. Người bệnh sốt cao, nói lảm nhảm, kêu gào... Nếu không có biện pháp điều trị, chỉ sau thời gian sốt cao là người bệnh chết. Một số bà con không được tiếp cận với cách chữa bệnh hiện đại, nên thấy bệnh nhân sốt, nói linh tinh đã gọi thầy cúng đến để trừ ma, đuổi tà, nên nhiều trường hợp chết rất thương tâm.
Hằng năm cán bộ trạm, cùng các cán bộ y tế huyện lên các bản xa, để vận động người nhà đưa người bệnh xuống trạm xá hoặc đi bệnh viện điều trị, kết hợp với cấp phát thuốc uống phòng chống. Nhiều người không tin, cán bộ y tế phải kiên trì, bền bỉ thuyết phục nên công tác phòng chống bệnh sốt rét tại xã đã có nhiều biến chuyển. Giờ đây bà con tin rằng mọi con ma bệnh không thể làm ốm họ khi thuốc tây được sử dụng theo đúng chỉ dẫn điều trị của cán bộ y tế.
Là địa phương miền núi, nên các bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy, bệnh ngoài da là phổ biến, đã không ít những trường hợp bệnh tình rất nguy kịch như: Ngộ độc thức ăn, trúng thực lâu ngày, viêm phế quản… được y, bác sĩ ở trạm dốc lòng chăm sóc, điều trị. Sự tri ân của dân bản chỉ bằng ánh mắt tin yêu, những cái nắm tay, căn bản hơn là đa số bệnh nhân khỏi bệnh đã triệt để "tẩy chay" cúng bái khi đau ốm. Đó là sự khích lệ lớn nhất dành cho những lương y ở nơi vùng cao nhiều khó khăn này. Chính sự tận tâm nhiệt tình của bác sĩ và cán bộ y tế xã được bà con dân bản truyền tai nhau, nên có những bệnh nhân ở những bản xa như Sơn Liên, Sơn Long, Sơn Bua… cũng tìm đến mỗi khi ốm đau. Mỗi ngày bình thường Trạm y tế xã Sơn Mùa tiếp nhận, thăm khám cho trên 30 bệnh nhân.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Trang chia sẻ: "Mừng nhất là bà con đã không còn tin vào việc nhờ thấy cúng chữa bệnh mà luôn tìm tới trạm y tế để khám và điều trị mỗi khi mắc bệnh. Để lấy niềm tin nơi người dân, nhân viên của trạm y tế không quản ngại đường sá xa xôi tới tận nhà khám bệnh và phát thuốc cho dân".
Nhưng khó khăn nhất đối với những thầy thuốc của trạm hiện nay là việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Vì phong tục tập quán một số phụ nữ vẫn sinh con tại nhà, dù trạm y tế đã có bác sĩ, có nữ hộ sinh chuyên làm nhiệm vụ đỡ đẻ, nhiều trường hợp sinh con tại nhà không có sự hỗ trợ của cán bộ y tế, nên có một số sự cố đáng tiếc xảy ra. Bên cạnh đó tư tưởng của bộ phận người dân vẫn còn chủ quan với bệnh tật, khi có bệnh thường để "ủ bệnh" khá lâu mới đến trạm, nên gây khó khăn cho công tác điều trị.
Với kết quả mà Trạm y tế xã Sơn Mùa đã đạt được, trạm xứng đáng là trạm y tế đầu tiên của huyện vùng cao Sơn Tây đạt chuẩn quốc gia. Phần thưởng cao quý nhất cho đội ngũ cán bộ y tế ở đây, có lẽ hơn hết đó là sự tin yêu mà dân bản dành cho họ, đó là động lực lớn nhất để mỗi "lương y" tự cố gắng nỗ lực, tận tâm chăm lo sức khỏe cho đồng bào nghèo ở nơi vùng cao còn lắm khó khăn ấy.
Hiện nay trạm có 7 nhân viên (gồm 1 bác sĩ, 2 nữ hộ sinh, 2 điều dưỡng). Niềm vui không chỉ đến với những thầy thuốc cắm bản ở đây, mà còn là niềm vui khôn tả của đồng bào nghèo khi cơ sở trang thiết bị khám chữa bệnh đã khá hơn trước rất nhiều. Nhiều y, bác sĩ ở trạm không giấu nổi niềm vui khi được làm việc ở một cơ quan khang trang, hiện đại, trái hẳn với những hình dung ban đầu trước đó. "Lúc mới lên nhận công tác, tụi em nhìn thấy trạm y tế xã chỉ là một ngôi nhà cấp bốn cũ kỹ, trang thiết bị khám, chữa bệnh, thuốc men đều thiếu trước hụt sau, thấy nản lắm. Điện không có, phải thắp đèn dầu, ban đêm tối mù mịt, đường sá bị chia cắt, đi lại rất khó khăn, nên người dân ngại đến trạm…"-y sĩ Đinh Thị Thơ chia sẻ với tôi.
Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi với các nhân viên của trạm bị ngắt quãng giữa chừng, khi người phụ nữ ngoài 30 tuổi đến trạm nhờ bác sĩ khám bệnh cho con trai 10 tuổi. Bệnh nhân bị đau bụng do ăn phải thức ăn nguội, không đảm bảo vệ sinh. Bác sĩ cho thuốc và dặn dò bệnh nhân rất cẩn thận. Nhân viên ở trạm cho biết: Trước đây ở vùng này căn bệnh sốt rét rất nguy hiểm thường xuyên xảy ra ở các bản vùng cao này. Người bệnh sốt cao, nói lảm nhảm, kêu gào... Nếu không có biện pháp điều trị, chỉ sau thời gian sốt cao là người bệnh chết. Một số bà con không được tiếp cận với cách chữa bệnh hiện đại, nên thấy bệnh nhân sốt, nói linh tinh đã gọi thầy cúng đến để trừ ma, đuổi tà, nên nhiều trường hợp chết rất thương tâm.
Hằng năm cán bộ trạm, cùng các cán bộ y tế huyện lên các bản xa, để vận động người nhà đưa người bệnh xuống trạm xá hoặc đi bệnh viện điều trị, kết hợp với cấp phát thuốc uống phòng chống. Nhiều người không tin, cán bộ y tế phải kiên trì, bền bỉ thuyết phục nên công tác phòng chống bệnh sốt rét tại xã đã có nhiều biến chuyển. Giờ đây bà con tin rằng mọi con ma bệnh không thể làm ốm họ khi thuốc tây được sử dụng theo đúng chỉ dẫn điều trị của cán bộ y tế.
Là địa phương miền núi, nên các bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy, bệnh ngoài da là phổ biến, đã không ít những trường hợp bệnh tình rất nguy kịch như: Ngộ độc thức ăn, trúng thực lâu ngày, viêm phế quản… được y, bác sĩ ở trạm dốc lòng chăm sóc, điều trị. Sự tri ân của dân bản chỉ bằng ánh mắt tin yêu, những cái nắm tay, căn bản hơn là đa số bệnh nhân khỏi bệnh đã triệt để "tẩy chay" cúng bái khi đau ốm. Đó là sự khích lệ lớn nhất dành cho những lương y ở nơi vùng cao nhiều khó khăn này. Chính sự tận tâm nhiệt tình của bác sĩ và cán bộ y tế xã được bà con dân bản truyền tai nhau, nên có những bệnh nhân ở những bản xa như Sơn Liên, Sơn Long, Sơn Bua… cũng tìm đến mỗi khi ốm đau. Mỗi ngày bình thường Trạm y tế xã Sơn Mùa tiếp nhận, thăm khám cho trên 30 bệnh nhân.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Trang chia sẻ: "Mừng nhất là bà con đã không còn tin vào việc nhờ thấy cúng chữa bệnh mà luôn tìm tới trạm y tế để khám và điều trị mỗi khi mắc bệnh. Để lấy niềm tin nơi người dân, nhân viên của trạm y tế không quản ngại đường sá xa xôi tới tận nhà khám bệnh và phát thuốc cho dân".
Nhưng khó khăn nhất đối với những thầy thuốc của trạm hiện nay là việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Vì phong tục tập quán một số phụ nữ vẫn sinh con tại nhà, dù trạm y tế đã có bác sĩ, có nữ hộ sinh chuyên làm nhiệm vụ đỡ đẻ, nhiều trường hợp sinh con tại nhà không có sự hỗ trợ của cán bộ y tế, nên có một số sự cố đáng tiếc xảy ra. Bên cạnh đó tư tưởng của bộ phận người dân vẫn còn chủ quan với bệnh tật, khi có bệnh thường để "ủ bệnh" khá lâu mới đến trạm, nên gây khó khăn cho công tác điều trị.
Với kết quả mà Trạm y tế xã Sơn Mùa đã đạt được, trạm xứng đáng là trạm y tế đầu tiên của huyện vùng cao Sơn Tây đạt chuẩn quốc gia. Phần thưởng cao quý nhất cho đội ngũ cán bộ y tế ở đây, có lẽ hơn hết đó là sự tin yêu mà dân bản dành cho họ, đó là động lực lớn nhất để mỗi "lương y" tự cố gắng nỗ lực, tận tâm chăm lo sức khỏe cho đồng bào nghèo ở nơi vùng cao còn lắm khó khăn ấy.
Bài, ảnh: KIM NGÂN