(QNg)- Theo kết quả giám sát của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, trong tháng 8 có 30 quán bán thức ăn bị nhiễm vi khuẩn E.coli. Sự xuất hiện vi khuẩn E.Coli trong các loại thức ăn tươi sống cho thấy, việc chế biến các loại thực phẩm này rất mất vệ sinh.
Với những ai có thói quen sử dụng các loại thức ăn tươi sống, nhất là đối với tiết canh vịt, tiết canh heo, bánh mì kẹp thịt, sẽ giật mình khi nghe chúng tôi chuyển tải những thông tin vừa được Trung tâm y tế dự phòng tỉnh công bố vào sáng ngày 27 tháng 8 năm 2010. Đó là 100% mẫu tiết canh và 86% mẫu bánh mì bị nhiễm vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn E.coli là loại vi khuẩn có trong phân người và phân động vật.
Ảnh: VNN |
Hiện nay trên địa bàn thành phố có hàng trăm quán bán thức ăn, đông nhất là các hàng quán bán đồ nhậu ở đường Phạm Văn Đồng, đê bao sông Trà (thành phố Quảng Ngãi)...
Hàng đêm có khoảng 70 quán buôn bán các loại nước uống giải khát, sinh tố, quán nhậu bình dân. Loại hình dịch vụ này cũng tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Cứ vào chiều tối trên tuyến đường Phạm Văn Đồng và dọc đê bao sông Trà lại tấp nập người bán và người ngồi ăn nhậu, uống nước giải khát. Trung bình mỗi quán có từ 4 đến 6 người phục vụ. Kết quả giám sát của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh có 30 mẫu tiết canh vịt, tiết canh heo ở các quán bán cháo vịt và cháo lòng.
Hàng đêm có khoảng 70 quán buôn bán các loại nước uống giải khát, sinh tố, quán nhậu bình dân. Loại hình dịch vụ này cũng tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Cứ vào chiều tối trên tuyến đường Phạm Văn Đồng và dọc đê bao sông Trà lại tấp nập người bán và người ngồi ăn nhậu, uống nước giải khát. Trung bình mỗi quán có từ 4 đến 6 người phục vụ. Kết quả giám sát của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh có 30 mẫu tiết canh vịt, tiết canh heo ở các quán bán cháo vịt và cháo lòng.
Điều đáng lưu ý là nguy cơ ở những quán cháo vịt, cháo lòng vốn được xem là đảm bảo vệ sinh, cũng bị nhiễm vi khuẩn E.coli; việc xuất hiện E.coli trong tiết canh, bánh mì kẹp thịt đã cho thấy, khâu chế biến thực phẩm ở các quán ăn hiện nay mất vệ sinh. Vi khuẩn E.coli lây từ người sang người bằng tay, thông qua các hoạt động như trao đổi tiền bạc, cầm, nắm các loại thực phẩm...
Ông Nguyễn Văn Oai - Quyền Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Quảng Ngãi cho biết về nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn E.coli "Vi khuẩn E.coli lây bằng đường tay thông qua các hoạt động trao đổi tiền, bốc thức ăn. Qua kiểm tra hầu hết các cơ sở buôn bán đều không có giấy phép kinh doanh. Để xử lý thức ăn đường phố, đòi hỏi các cấp chính quyền phải vào cuộc...".
Các loại thức ăn đường phố đều có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn E.coli cao và khả năng người tiêu dùng bị nhiễm rất lớn khi ăn thức ăn đường phố. Tuy nhiên có một vài loại E.coli tạo ra một độc chất vô cùng độc hại, có thể gây tiêu chảy ra máu; một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng máu, suy thận...
Những loại E.coli khác có thể gây nhiễm trùng đường tiểu hoặc những loại nhiễm trùng nghiêm trọng khác. Loại vi khuẩn này được lan truyền qua thức ăn hoặc nước bị nhiễm bẩn, có thể lây truyền từ người sang người. Thực phẩm và thức ăn bị nhiễm E.coli khó bị phát hiện, vì mùi vị và màu sắc không có gì thay đổi.
Những loại thịt thú rừng như nai, hươu cũng có thể dễ dàng nhiễm vi khuẩn E.coli nếu không được xử lý một cách thích hợp trong quá trình chế biến và thịt không được nấu chín. Ăn thịt bò bị nhiễm bẩn, thịt bò tái là một trong những nguyên nhân nhiễm E.coli phổ biến. Tất cả những loại thực phẩm tiếp xúc với thịt sống đều có thể bị nhiễm bẩn. Vi khuẩn E.coli có thể lan truyền từ thực phẩm sang tay người, dụng cụ nấu nướng, thớt...
Những loại thực phẩm khác như bò nướng, thịt đùi, thịt gà Tây... cũng rất dễ bị nhiễm độc. Ngoài ra trái cây và rau cải sống, những loại nước ép trái cây chưa được tiệt khuẩn cũng là nguồn lây vi khuẩn E.coli. Thức ăn nhiễm vi khuẩn E.coli sẽ gây tác hại cho sức khỏe con người. Hiện nay vẫn chưa có chế tài xử lý các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với những quán ăn kinh doanh nhỏ, quán ăn đường phố.
Trao đổi về các biện pháp phòng tránh nhiễm vi khuẩn E.coli, ông Nguyễn Văn Oai cho biết thiêm: Người tiêu dùng nên bỏ thói quen ăn thực phẩm tươi sống (tiết canh) và nên cảnh giác với các loại thức ăn đường phố".
Trong khi chờ đợi các ngành chức năng đưa ra những biện pháp xử lý các quán ăn vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, thì người tiêu dùng hãy nói không với các loại thức ăn tươi sống và nói không với những quán ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cấp chính quyền cần vào cuộc, nhất là đối với các chủ nhà hàng, quán ăn và mỗi người tiêu dùng trước hết hãy là người tuyên truyền viên trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Văn Oai - Quyền Chi cục trưởng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Quảng Ngãi cho biết về nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn E.coli "Vi khuẩn E.coli lây bằng đường tay thông qua các hoạt động trao đổi tiền, bốc thức ăn. Qua kiểm tra hầu hết các cơ sở buôn bán đều không có giấy phép kinh doanh. Để xử lý thức ăn đường phố, đòi hỏi các cấp chính quyền phải vào cuộc...".
Các loại thức ăn đường phố đều có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn E.coli cao và khả năng người tiêu dùng bị nhiễm rất lớn khi ăn thức ăn đường phố. Tuy nhiên có một vài loại E.coli tạo ra một độc chất vô cùng độc hại, có thể gây tiêu chảy ra máu; một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng máu, suy thận...
Những loại E.coli khác có thể gây nhiễm trùng đường tiểu hoặc những loại nhiễm trùng nghiêm trọng khác. Loại vi khuẩn này được lan truyền qua thức ăn hoặc nước bị nhiễm bẩn, có thể lây truyền từ người sang người. Thực phẩm và thức ăn bị nhiễm E.coli khó bị phát hiện, vì mùi vị và màu sắc không có gì thay đổi.
Những loại thịt thú rừng như nai, hươu cũng có thể dễ dàng nhiễm vi khuẩn E.coli nếu không được xử lý một cách thích hợp trong quá trình chế biến và thịt không được nấu chín. Ăn thịt bò bị nhiễm bẩn, thịt bò tái là một trong những nguyên nhân nhiễm E.coli phổ biến. Tất cả những loại thực phẩm tiếp xúc với thịt sống đều có thể bị nhiễm bẩn. Vi khuẩn E.coli có thể lan truyền từ thực phẩm sang tay người, dụng cụ nấu nướng, thớt...
Những loại thực phẩm khác như bò nướng, thịt đùi, thịt gà Tây... cũng rất dễ bị nhiễm độc. Ngoài ra trái cây và rau cải sống, những loại nước ép trái cây chưa được tiệt khuẩn cũng là nguồn lây vi khuẩn E.coli. Thức ăn nhiễm vi khuẩn E.coli sẽ gây tác hại cho sức khỏe con người. Hiện nay vẫn chưa có chế tài xử lý các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với những quán ăn kinh doanh nhỏ, quán ăn đường phố.
Trao đổi về các biện pháp phòng tránh nhiễm vi khuẩn E.coli, ông Nguyễn Văn Oai cho biết thiêm: Người tiêu dùng nên bỏ thói quen ăn thực phẩm tươi sống (tiết canh) và nên cảnh giác với các loại thức ăn đường phố".
Trong khi chờ đợi các ngành chức năng đưa ra những biện pháp xử lý các quán ăn vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, thì người tiêu dùng hãy nói không với các loại thức ăn tươi sống và nói không với những quán ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cấp chính quyền cần vào cuộc, nhất là đối với các chủ nhà hàng, quán ăn và mỗi người tiêu dùng trước hết hãy là người tuyên truyền viên trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm.
Văn Đạo