(QNg) - Với đặc thù của huyện miền núi, dân cư phân bố không đồng đều, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, nhất là mùa mưa bão, nên công tác dân số cần lắm sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị. Khó khăn ở đây là do hủ tục và thiếu hiểu biết của người dân về các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS); nhiều chị em còn e dè khi tiếp cận với các kiến thức mới như: Làm mẹ an toàn, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống bệnh lây nhiễm qua đường sinh sản, các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ vị thành niên; tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản cao; tỷ lệ sinh con thứ 3 có giảm, nhưng chưa ổn định...
Chính vì vậy những năm qua, Trung tâm DSKHHGĐ cùng với UBND huyện Sơn Tây xác định: Việc tăng cường công tác truyền thông tư vấn về KHHGĐ, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những biện pháp hàng đầu, để nâng cao chất lượng dân số. Điều quan trọng là phải nâng cao trình độ, năng lực điều hành công tác dân số cơ sở cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số thôn bản. Vì vậy huyện đã phối hợp với Chi cục dân số tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên một số kiến thức, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả các biện pháp tránh thai hiện đại, tránh được các hủ tục lạc hậu.
Chính vì vậy những năm qua, Trung tâm DSKHHGĐ cùng với UBND huyện Sơn Tây xác định: Việc tăng cường công tác truyền thông tư vấn về KHHGĐ, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những biện pháp hàng đầu, để nâng cao chất lượng dân số. Điều quan trọng là phải nâng cao trình độ, năng lực điều hành công tác dân số cơ sở cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số thôn bản. Vì vậy huyện đã phối hợp với Chi cục dân số tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên một số kiến thức, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả các biện pháp tránh thai hiện đại, tránh được các hủ tục lạc hậu.
Người dân Sơn Mùa (Sơn Tây) đưa con em đến điểm tiêm phòng vắcxin. |
9 cán bộ chuyên trách cấp xã, cán bộ lãnh đạo chuyên môn huyện được về Chi cục dân số tỉnh tham dự các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ, 1 đồng chí cán bộ dân số huyện còn trực tiếp vào thành phố Hồ Chí Minh, tham gia lớp học về phần mềm thông tin quản lý chuyên ngành DSKHHGĐ. Trung tâm thường xuyên đẩy mạnh công tác truyền thông - giáo dục bằng các hình ảnh trực quan đến người dân, thông qua đội ngũ cộng tác viên, tổ chức nhiều lượt mít tinh, cổ động, các buổi nói chuyện chuyên đề về SKSS cho đối tượng học sinh phổ thông…
Để đẩy mạnh việc tăng cường chăm sóc SKSS cũng như thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên, tỉ lệ sinh con thứ 3 cao, trung tâm phối hợp với trung tâm y tế huyện tổ chức các đợt chiến dịch chăm sóc SKSS đến 9 xã vùng cao của huyện. Hơn 1.500 chị em có điều kiện khám, điều trị, tư vấn về chăm sóc SKSS. Các biện pháp tránh thai như: Đình sản (215% kế hoạch năm 2009), đặt dụng cụ tử cung (102%) là lựa chọn cao nhất và thường xuyên của chị em.
Tỉ lệ sinh con thứ ba trước đây cao (15-18%) thì đến nay đã giảm (9,2%). Đây là kết quả của sự nỗ lực, đồng thuận từ các cấp lãnh đạo ban, ngành huyện đến cơ sở. Trong chiến dịch chăm sóc SKSS đợt I đầu năm 2010 các xã: Sơn Long, Sơn Mùa, Sơn Tinh, Sơn Lập… đã làm rất tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhiều cộng tác viên đã không quản ngại đường đồi dốc núi khó nhọc, đến từng nhà vận động, là cầu nối giúp phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp cận các kiến thức về KHHGĐ. Đặc biệt từ đầu năm đến nay toàn xã Sơn Tinh không có tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, xã Sơn Mùa có 2 trường hợp sinh con thứ 3.
Chị Đinh Thị Lang- cán bộ chuyên trách của xã Sơn Tinh chia sẻ kinh nghiệm: "Muốn làm tốt công tác dân số, tôi phải sắp xếp công việc gia đình hợp lý, dành thời gian đi sâu, sát, gần gũi cùng bà con, để tuyên truyền chính sách của Nhà nước, Pháp lệnh Dân số. Có trường hợp sắp sinh con thứ 3, tôi đến gặp động viên và giải thích để người dân hiểu rõ những khó khăn vì đông con, tác hại khi đẻ nhiều... Từ đó vận động bà con không sinh con thứ 3". Chị còn vận động những cựu chiến binh, già làng, trưởng bản có uy tín trong cộng đồng cùng tham gia vận động qua các buổi họp thôn, đi nương trồng ngô, trồng sắn, hay đến tại nhà để tư vấn, cung cấp dịch vụ KHHGĐ.
Già làng Trần Văn Thang (Sơn Dung) là người nhiều năm được tuyên dương về thành tích có công vận động, tuyên truyền, gương mẫu trong việc giáo dục thế hệ trẻ Ca Dong biết đoàn kết, chăm lo xây dựng kinh tế, sinh đẻ có kế hoạch. Tiếp chuyện chúng tôi với nụ cười hiền hậu, cụ bảo: "Đồng bào bây giờ đã biết sinh đẻ có kế hoạch rồi, không đẻ nhiều như trước nữa, Đảng- Nhà nước quan tâm nhiều, không còn nhiều đói khổ nữa…".
Với sự nỗ lực trong công tác, 3 năm liền Trung tâm dân số huyện được Sở Y tế khen tặng, đạt thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ…
Bài, ảnh: KIM NGÂN