(Báo Quảng Ngãi)- Sinh ra ở vùng quê nghèo, theo đuổi ngành hội họa, mỹ thuật là một giấc mơ xa vời, thế nhưng bằng ý chí, tinh thần vượt khó, anh Nguyễn Thanh Lâm (29 tuổi) ở thôn Nhơn Lộc 2, xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành) đã trở thành họa sĩ. Và sau nhiều năm nỗ lực, anh đã mở phòng tranh của riêng mình.
Gia đình không có điều kiện để Lâm theo đuổi đam mê hội họa, nên mãi đến khi tốt nghiệp THPT, Lâm mới vừa đi làm thêm, vừa xin học vẽ ở các phòng tranh.
Sau một năm vừa học vừa làm, năm 2007, Lâm thi đậu vào ngành mỹ thuật của Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha Trang. “Chi phí học các ngành về năng khiếu, hội họa, mỹ thuật khá cao, nên tôi vừa học, vừa đi làm thêm để kiếm tiền trả học phí, mua vật liệu vẽ. Kết thúc khóa học 3 năm, năm 2010 tôi tốt nghiệp và vào TP.Hồ Chí Minh đi làm ở các phòng tranh trong khu phố Tây để nâng cao kỹ thuật vẽ, đặc biệt là dòng tranh hiện đại, trừu tượng”, anh Lâm chia sẻ.
Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, năm 2013, anh Lâm cùng một người bạn về quê, góp vốn mở phòng tranh ở đường Lê Lợi (TP.Quảng Ngãi) và... thất bại. “Hơn 5 năm trước, ở Quảng Ngãi chưa chuộng vẽ tranh trang trí trên tường, nên để có việc làm, tôi phải chạy đi chạy về giữa TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Duy trì được 2 năm, thì phòng tranh đành phải đóng cửa”, anh Lâm trải lòng.
Phòng tranh đóng cửa, mọi thứ quay về con số không, anh Lâm phải gầy dựng lại từ đầu. Nhưng không nản lòng, chàng thanh niên đam mê hội họa lại đi vẽ tranh ở khắp nơi để vừa cọ xát thực tế, vừa dành dụm tiền để thực hiện đam mê của mình. Đến đầu năm 2019, anh Lâm dành dụm đủ tiền đề mở lại phòng tranh trên đường Quang Trung (TP.Quảng Ngãi). Đây không chỉ là nơi để anh sáng tạo, mà còn là nơi để trưng bày những tác phẩm của mình.
Anh Lâm cho biết: "Hiện nay, ngoài công việc vẽ theo yêu cầu, sáng tác tranh để bán, tôi còn nhận vẽ trang trí ở các quán cà phê, nhà cửa, công trình công cộng... May mắn là thời điểm này nhiều người tin tưởng, yêu thích nét vẽ của mình, nên thu nhập cũng khá tốt".
Với mong muốn chia sẻ và lan tỏa niềm đam mê hội họa đến nhiều người, đặc biệt là các em nhỏ có năng khiếu, nên sau khi mở phòng tranh, anh Lâm sắp xếp thời gian mở một lớp dạy vẽ. Lớp dạy vẽ của anh Lâm không chỉ là chốn quen thuộc của những bạn nhỏ đam mê vẽ mà còn rộng mở cho những bạn nhỏ nhà nghèo nhưng có năng khiếu và tố chất. “Lớp dạy vẽ của tôi hiện có 2 em có hoàn cảnh khó khăn được tôi dạy miễn phí. Môn này khá tốn kém, nên để những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn theo học là điều rất khó. Vậy nên, tôi muốn chắp cánh ước mơ cho các em. Hy vọng các em dù có hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn phát triển được tố chất và đam mê của mình”, anh Lâm cho hay.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Gia đình không có điều kiện để Lâm theo đuổi đam mê hội họa, nên mãi đến khi tốt nghiệp THPT, Lâm mới vừa đi làm thêm, vừa xin học vẽ ở các phòng tranh.
Anh Nguyễn Thanh Lâm say mê vẽ tranh. |
Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, năm 2013, anh Lâm cùng một người bạn về quê, góp vốn mở phòng tranh ở đường Lê Lợi (TP.Quảng Ngãi) và... thất bại. “Hơn 5 năm trước, ở Quảng Ngãi chưa chuộng vẽ tranh trang trí trên tường, nên để có việc làm, tôi phải chạy đi chạy về giữa TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Duy trì được 2 năm, thì phòng tranh đành phải đóng cửa”, anh Lâm trải lòng.
Phòng tranh đóng cửa, mọi thứ quay về con số không, anh Lâm phải gầy dựng lại từ đầu. Nhưng không nản lòng, chàng thanh niên đam mê hội họa lại đi vẽ tranh ở khắp nơi để vừa cọ xát thực tế, vừa dành dụm tiền để thực hiện đam mê của mình. Đến đầu năm 2019, anh Lâm dành dụm đủ tiền đề mở lại phòng tranh trên đường Quang Trung (TP.Quảng Ngãi). Đây không chỉ là nơi để anh sáng tạo, mà còn là nơi để trưng bày những tác phẩm của mình.
Anh Lâm cho biết: "Hiện nay, ngoài công việc vẽ theo yêu cầu, sáng tác tranh để bán, tôi còn nhận vẽ trang trí ở các quán cà phê, nhà cửa, công trình công cộng... May mắn là thời điểm này nhiều người tin tưởng, yêu thích nét vẽ của mình, nên thu nhập cũng khá tốt".
Với mong muốn chia sẻ và lan tỏa niềm đam mê hội họa đến nhiều người, đặc biệt là các em nhỏ có năng khiếu, nên sau khi mở phòng tranh, anh Lâm sắp xếp thời gian mở một lớp dạy vẽ. Lớp dạy vẽ của anh Lâm không chỉ là chốn quen thuộc của những bạn nhỏ đam mê vẽ mà còn rộng mở cho những bạn nhỏ nhà nghèo nhưng có năng khiếu và tố chất. “Lớp dạy vẽ của tôi hiện có 2 em có hoàn cảnh khó khăn được tôi dạy miễn phí. Môn này khá tốn kém, nên để những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn theo học là điều rất khó. Vậy nên, tôi muốn chắp cánh ước mơ cho các em. Hy vọng các em dù có hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn phát triển được tố chất và đam mê của mình”, anh Lâm cho hay.
Bài, ảnh: HIỀN THU