Ngày 15/6, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh cho biết, nước này sẽ bổ sung chuyên gia, máy bay để giải quyết tình trạng nhập cư trái phép qua eo biển Manche.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh số lượng người di cư qua eo biển Manche đã tăng vọt trong mùa hè này.
Tàu của lực lượng biên phòng Anh hỗ trợ một nhóm người di cư ở eo biển Manche. (Ảnh: AP) |
Đã có hơn 650 người di cư trái phép qua eo biển Manche, 235 người bị phát hiện chỉ trong một ngày vào tuần trước, trong đó có phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ em không có người đi kèm. Ngày 10/8, Lực lượng Biên phòng Vương quốc Anh đã phát hiện một chiếc xuồng chở khoảng 20 người di cư, sau đó xuồng này đã được lai dắt đến cảng Dover.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng, việc vố gắng vượt biên trái phép qua eo biển Manche là điều vô cùng tồi tệ và nguy hiểm, thậm chí có liên quan đến các nhóm tội phạm có tổ chức.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh Priti Patel đã bổ nhiệm ông Dan O’Mahoney, một cựu biệt kích thủy quân lục chiến Hoàng gia, giữ vị trí chỉ huy trong việc giải quyết tình trạng nhập cư trái phép qua eo biển Manche, ngăn chặn các cuộc vượt biên trái phép qua vùng biển này.
Ông Patel cho biết, Hải quân Hoàng gia Anh có thể được điều động để ngăn chặn các tàu thuyền đến vùng biển của Vương quốc Anh. Trong khi đó, các quan chức cấp cao và một số chính trị gia cho rằng, điều này sẽ không khả thi và có khả năng gây nguy hiểm vì những chiếc thuyền chở người di cư loại nhỏ có thể bị lật nếu họ bị buộc quay trở lại bờ biển của Pháp.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết đang xem xét biện pháp quân đội nước này có thể trợ giúp tốt nhất. Cụ thể, chuyên gia được cử đến có nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng biên giới trong lĩnh vực phòng vệ, đồng thời giải quyết vấn đề tâm lý đối với một số người nhập cư. Một máy bay RAF Atlas được triển khai để hỗ trợ các hoạt động của Lực lượng Biên phòng Anh tại khu vực eo biển Manche.
Từ lâu nay, những người di cư đã coi miền Bắc nước Pháp là một điểm xuất phát để đến Anh bằng xe tải qua đường hầm Channel hoặc qua eo biển Manche. Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ của Anh và nhu cầu sử dụng lao động trong nông trại, nhà hàng đã thu hút những người di cư có thể nói tiếng Anh từ khắp nơi trên thế giới đến quốc gia này.
Theo Quỳnh Chi/VTV.vn