Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hứng chịu lệnh trừng phạt hoặc thậm chí một kết cục tồi tệ hơn lệnh trừng phạt do bắt đầu chiến dịch quân sự tấn công người Kurd ở đông bắc Syria ngày 9/10.
“Cứng rắn hơn cả lệnh trừng phạt”
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9/10 đã tấn công vào các vị trí của người Kurd ở khu vực Tel Abyad và Ras al-Ayn ở biên giới đông bắc Syria không lâu sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thông báo mở chiến dịch quân sự mang tên Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình.
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi đông bắc Syria. Tổng thống Trump do vậy đã vấp phải chỉ trích cho rằng ông đã "bật đèn xanh" cho Ankara tấn công đồng minh người Kurd – lực lượng từng tham gia chiến dịch chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cùng với liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Đáp lại những chỉ trích này, phát biểu với phóng viên tại Nhà Trắng, ông Trump nói, Mỹ lẽ ra không nên can dự vào xung đột ở Trung Đông. “Sai lầm tệ hại nhất của nước Mỹ theo tôi đó là tham chiến ở Trung Đông. Chúng ta giám sát các khu vực, chúng ta làm nhiệm vụ mà đáng ra các nước khác nên làm. Thực sự mà nói chúng ta đang làm công việc mà châu Âu phải làm. Chúng ta làm nhiệm vụ mà lẽ ra Nga nên làm, Iran nên làm, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria nên làm”, ông Trump nói.
Mặt khác, ông Trump cũng phát tín hiệu sẵn sàng trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nếu họ tấn công người Kurd. Người đứng đầu Nhà Trắng nói: "Tôi đồng ý trừng phạt, nhưng tôi nghĩ rằng phải cứng rắn hơn cả lệnh trừng phạt". “Tôi sẽ xóa sổ nền kinh tế của ông ấy”, ông Trump nói khi được hỏi liệu ông sẽ phản ứng ra sao nếu quân đội của Tổng thống Erdogan “xóa sổ” người Kurd ở Syria với chiến dịch mở màn ngày 9/10. Trước đó, ông cũng từng cảnh báo sẽ “hủy diệt, xóa sổ” kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu chiến dịch quân sự của Ankara ở Syria “vượt giới hạn”.
Mỹ không “bật đèn xanh” cho Thổ Nhĩ Kỳ
Trả lời phỏng vấn hãng tin PBS, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bác bỏ cáo buộc cho rằng Washington "bật đèn xanh" cho Ankara xâm lược quân sự vào lãnh thổ Syria. Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói, quyết định của Tổng thống Trump là nhằm đưa binh sĩ trở về sau một thời gian dài sa lầy trong các cuộc xung đột ở Trung Đông.
“Binh sĩ Mỹ đã phải đối mặt với rủi ro và Tổng thống quyết định để họ rút đi. Mỹ không bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ”, Sputnik dẫn lời ngoại trưởng Pompeo.
Ông Pompeo cũng bác bỏ lo ngại rằng 12.000 tay súng IS bị người Kurd bắt giữ ở Syria sẽ được phóng thích và hồi sinh sau chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria ngay sau khi bắt đầu đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của cộng đồng quốc tế.
Bộ Ngoại giao Kuwait cho rằng, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ "đe dọa trực tiếp đến an ninh và ổn định khu vực". Ả rập Xê út cũng cảnh báo, hành động quân sự của Ankara có thể kéo theo hệ quả tiêu cực đối với an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nhấn mạnh: "Tôi lên án hành động đơ phương của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Nó đe dọa các nỗ lực nhân đạo và an ninh của liên minh quốc tế chống IS và đe dọa an ninh của châu Âu. Chiến dịch này phải chấm dứt. Chúng tôi đã đề nghị họp khẩn Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc".
TIN LIÊN QUAN |
---|
Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9/10 đã tấn công vào các vị trí của người Kurd ở khu vực Tel Abyad và Ras al-Ayn ở biên giới đông bắc Syria không lâu sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thông báo mở chiến dịch quân sự mang tên Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình.
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi đông bắc Syria. Tổng thống Trump do vậy đã vấp phải chỉ trích cho rằng ông đã "bật đèn xanh" cho Ankara tấn công đồng minh người Kurd – lực lượng từng tham gia chiến dịch chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cùng với liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Đáp lại những chỉ trích này, phát biểu với phóng viên tại Nhà Trắng, ông Trump nói, Mỹ lẽ ra không nên can dự vào xung đột ở Trung Đông. “Sai lầm tệ hại nhất của nước Mỹ theo tôi đó là tham chiến ở Trung Đông. Chúng ta giám sát các khu vực, chúng ta làm nhiệm vụ mà đáng ra các nước khác nên làm. Thực sự mà nói chúng ta đang làm công việc mà châu Âu phải làm. Chúng ta làm nhiệm vụ mà lẽ ra Nga nên làm, Iran nên làm, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria nên làm”, ông Trump nói.
Mặt khác, ông Trump cũng phát tín hiệu sẵn sàng trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nếu họ tấn công người Kurd. Người đứng đầu Nhà Trắng nói: "Tôi đồng ý trừng phạt, nhưng tôi nghĩ rằng phải cứng rắn hơn cả lệnh trừng phạt". “Tôi sẽ xóa sổ nền kinh tế của ông ấy”, ông Trump nói khi được hỏi liệu ông sẽ phản ứng ra sao nếu quân đội của Tổng thống Erdogan “xóa sổ” người Kurd ở Syria với chiến dịch mở màn ngày 9/10. Trước đó, ông cũng từng cảnh báo sẽ “hủy diệt, xóa sổ” kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu chiến dịch quân sự của Ankara ở Syria “vượt giới hạn”.
Khói đen bốc lên từ thị trấn Ras al-Ain tại Syria nhìn từ phía Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: Reuters) |
Trả lời phỏng vấn hãng tin PBS, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bác bỏ cáo buộc cho rằng Washington "bật đèn xanh" cho Ankara xâm lược quân sự vào lãnh thổ Syria. Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói, quyết định của Tổng thống Trump là nhằm đưa binh sĩ trở về sau một thời gian dài sa lầy trong các cuộc xung đột ở Trung Đông.
“Binh sĩ Mỹ đã phải đối mặt với rủi ro và Tổng thống quyết định để họ rút đi. Mỹ không bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ”, Sputnik dẫn lời ngoại trưởng Pompeo.
Ông Pompeo cũng bác bỏ lo ngại rằng 12.000 tay súng IS bị người Kurd bắt giữ ở Syria sẽ được phóng thích và hồi sinh sau chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria ngay sau khi bắt đầu đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của cộng đồng quốc tế.
Bộ Ngoại giao Kuwait cho rằng, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ "đe dọa trực tiếp đến an ninh và ổn định khu vực". Ả rập Xê út cũng cảnh báo, hành động quân sự của Ankara có thể kéo theo hệ quả tiêu cực đối với an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nhấn mạnh: "Tôi lên án hành động đơ phương của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Nó đe dọa các nỗ lực nhân đạo và an ninh của liên minh quốc tế chống IS và đe dọa an ninh của châu Âu. Chiến dịch này phải chấm dứt. Chúng tôi đã đề nghị họp khẩn Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc".
Theo Minh Phương/Dân Trí