Một người đàn ông Hàn Quốc hôm nay đã tử vong sau khi tự thiêu trước Đại sứ quán Nhật Bản ở thủ đô Seoul, trong bối cảnh các tranh cãi chính trị và thương mại giữa hai “ông lớn” ở Đông Bắc Á đang leo thang tới mức đáng lo ngại.
Giới chức Hàn Quốc ngày 19/7 cho biết, người đàn ông trong độ tuổi 70 đã tự phóng hỏa bên trong phương tiện của ông đậu ngay phía trước tòa nhà ngoại giao của Nhật Bản và tử vong sau khi được điều trị tại bệnh viện.
Khoảng 20 bình khí ga loại dùng 1 lần cũng được tìm thấy trong chiếc xe của ông.
Truyền thông địa phương cho hay, bố vợ của người đàn ông trên là một nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên.
Vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang căng thẳng đáng báo động vì vấn đề lao động thời chiến.
Hồi tháng trước, Nhật Bản đã công bố các biện pháp hạn chế xuất khẩu một số vật liệu công nghệ then chốt để sản xuất chíp và màn hình cho các tập đoàn công nghệ Hàn Quốc như Điện tử Samsung.
Tokyo nói rằng các biện pháp trên là cần thiết do “sự mất niềm tin” trong quan hệ với Seoul, trong khi cũng cáo buộc Seoul xử lý không phù hợp việc xuất khẩu các nguyên liệu nhạy cảm từ Nhật Bản.
Tuy nhiên, Seoul lại cáo buộc Tokyo làm vậy là để trả đũa một loạt các phán quyết của các tòa án Nhật Bản yêu cầu các công ty Nhật từng sử dụng lao động cưỡng bước nhiều thập niên trước phải đền bù cho các nạn.
Nhật Bản sáng ngày 19/7 đã triệu tập Đại sứ Hàn Quốc tới để phản đối việc Seoul từ chối tham gia vào một ủy ban trọng tài nhằm giải quyết bất đồng giữa hai nước về lao động thời chiến.
Cho tới tận đêm qua Seoul mới phản hồi đề nghị của Tokyo về một ủy ban ba bên.
Ngày 17/7, Phủ tổng thống Hàn Quốc đã lên tiếng trên mạng xã hội Twitter, chỉ trích các hành động của Nhật Bản thời chiến và so sánh các nạn nhân Hàn Quốc với Simon Wiesenthal, một người Áo sống sót sau nạn thảm sát người Do Thái.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Các nhân viên cứu hỏa tại hiện trường vụ phóng hỏa trước cửa Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul ngày 19/7 (Ảnh: AFP) |
Khoảng 20 bình khí ga loại dùng 1 lần cũng được tìm thấy trong chiếc xe của ông.
Truyền thông địa phương cho hay, bố vợ của người đàn ông trên là một nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên.
Vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang căng thẳng đáng báo động vì vấn đề lao động thời chiến.
Hồi tháng trước, Nhật Bản đã công bố các biện pháp hạn chế xuất khẩu một số vật liệu công nghệ then chốt để sản xuất chíp và màn hình cho các tập đoàn công nghệ Hàn Quốc như Điện tử Samsung.
Tokyo nói rằng các biện pháp trên là cần thiết do “sự mất niềm tin” trong quan hệ với Seoul, trong khi cũng cáo buộc Seoul xử lý không phù hợp việc xuất khẩu các nguyên liệu nhạy cảm từ Nhật Bản.
Tuy nhiên, Seoul lại cáo buộc Tokyo làm vậy là để trả đũa một loạt các phán quyết của các tòa án Nhật Bản yêu cầu các công ty Nhật từng sử dụng lao động cưỡng bước nhiều thập niên trước phải đền bù cho các nạn.
Nhật Bản sáng ngày 19/7 đã triệu tập Đại sứ Hàn Quốc tới để phản đối việc Seoul từ chối tham gia vào một ủy ban trọng tài nhằm giải quyết bất đồng giữa hai nước về lao động thời chiến.
Cho tới tận đêm qua Seoul mới phản hồi đề nghị của Tokyo về một ủy ban ba bên.
Ngày 17/7, Phủ tổng thống Hàn Quốc đã lên tiếng trên mạng xã hội Twitter, chỉ trích các hành động của Nhật Bản thời chiến và so sánh các nạn nhân Hàn Quốc với Simon Wiesenthal, một người Áo sống sót sau nạn thảm sát người Do Thái.
Theo An Bình/Dân Trí