(Báo Quảng Ngãi)- Nếu du khách có dịp đến tham quan vùng đất gần tận cùng phía nam huyện Đức Phổ thì ở đó có nơi đầu tiên phát hiện ra dấu vết của một dòng văn hóa nổi tiếng với niên đại cách đây khoảng 3.000 năm, đó là Văn hóa Sa Huỳnh.
Cùng với nền văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc, văn hóa Óc Eo (Đồng Nai) phía Nam, văn hóa Sa Huỳnh góp phần tạo nên thế chân vạc trong tổng thể nền văn hóa Việt Nam mà trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh là xứ Quảng.
Gò Ma Vương-Cái nôi của văn hóa Sa Huỳnh
Vào lúc bình minh hoặc buổi chiều tà, đi qua các xã Phổ Khánh, Phổ Thạnh, nhiêuều người bị “hút hồn” bởi cảnh sắc nơi đây. Tuyến đường sắt Bắc-Nam và Quốc lộ 1 song song chạy qua các làng quê yên ả với cánh đồng bằng phẳng bao quanh bỗng nhiên xuất hiện một số núi “mồ côi” cùng với dãy Trường Sơn hùng vĩ chạy dài tít tắp và lọt thỏm trong đó là đầm nước ngọt An Khê rộng mênh mông, nơi có nhiều loại cá ngon được người dân địa phương ưa thích. Cách đầm An Khê không xa về phía nam là đồng muối Sa Huỳnh. Vào mùa nắng, diêm dân tấp nập ra đồng làm muối thật nhộn nhịp, đông vui.
Cùng với nền văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc, văn hóa Óc Eo (Đồng Nai) phía Nam, văn hóa Sa Huỳnh góp phần tạo nên thế chân vạc trong tổng thể nền văn hóa Việt Nam mà trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh là xứ Quảng.
Gò Ma Vương-Cái nôi của văn hóa Sa Huỳnh
Vào lúc bình minh hoặc buổi chiều tà, đi qua các xã Phổ Khánh, Phổ Thạnh, nhiêuều người bị “hút hồn” bởi cảnh sắc nơi đây. Tuyến đường sắt Bắc-Nam và Quốc lộ 1 song song chạy qua các làng quê yên ả với cánh đồng bằng phẳng bao quanh bỗng nhiên xuất hiện một số núi “mồ côi” cùng với dãy Trường Sơn hùng vĩ chạy dài tít tắp và lọt thỏm trong đó là đầm nước ngọt An Khê rộng mênh mông, nơi có nhiều loại cá ngon được người dân địa phương ưa thích. Cách đầm An Khê không xa về phía nam là đồng muối Sa Huỳnh. Vào mùa nắng, diêm dân tấp nập ra đồng làm muối thật nhộn nhịp, đông vui.
Hiện vật văn hóa Sa Huỳnh tìm thấy tại gò Ma Vương đang trưng bày tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi. |
Từ phía dãy Trường Sơn có một mõm núi vươn ra phía biển như đầu rồng. Xưa kia nó giáp với bờ đầm An Khê, sau này người Pháp làm đường sắt và Quốc lộ 1 chạy qua thì khoảng cách giữa đầm An Khê với “đầu rồng” là đường ray tàu lửa và mặt đường quốc lộ gần kề với nhau.
Từ đây phóng tầm mắt nhìn vượt qua đầm An Khê về phía đông thấy nổi lên một cồn cát trắng chạy dài với rừng dương xanh ngắt, nơi đó có gò Ma Vương, điểm đầu tiên mà nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet đã tìm thấy một số lượng lớn quan tài bằng chum khoảng 200 chiếc vào năm 1909. Hồi đó người ta quan niệm gò Ma Vương thuộc khu vực Sa Huỳnh nên đã lấy địa danh Sa Huỳnh đặt tên cho dòng văn hóa này. Ngày nay gò Ma Vương thuộc thôn Long Thạnh II, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ). Từ đó, gò Ma Vương đã thu hút hàng trăm nhà khảo cổ trong và ngoài nước đến đây thăm dò, khai quật, nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh.
Sau khi Vinet phát hiện kho chum Sa Huỳnh tại gò Ma Vương, đến năm 1934 M.Colani lại đến đây khai quật, tiếp tục phát hiện được 55 chum. Sau năm 1975, khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, các nhà khảo cổ học trong nước trở lại Sa Huỳnh, tiến hành các cuộc thám sát và khai quật trên 400m2 ở gò Ma Vương đã phát hiện được một khu cư trú có tầng văn hóa dày khoảng 2m bên cạnh khu mộ chum. Tầng văn hóa này có 2 lớp văn hóa được ngăn cách bởi một lớp cát trắng dày khoảng 20cm. Trong đó có nhiều công cụ đá như rìu, bôn, cuốc, bàn mài, mũi khoan, hòn ghè, chày, lưỡi câu xương, chì lưới hình quả nhót bằng gốm, dọi xe sợi, con lăn gốm, nồi minh khí và nhiều mảnh gốm. Trong mộ chum có rìu, cuốc đá, bàn mài, khuyên tai đá, hạt chuỗi và nhiều đồ gốm còn nguyên vẹn.
Sau này, tiến sĩ khảo cổ học Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo Tàng Quảng Ngãi, chủ trì cuộc thăm dò khảo cổ tại gò Ma Vương còn phát hiện ra một điểm mới khá độc đáo về văn hóa Sa Huỳnh. Đó là đã tìm thấy tại gò Ma Vương một Linga bằng gốm, chứng tỏ cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã có tục thờ Linga (sinh thực khí) trước cả người Chăm.
Văn hóa Sa Huỳnh từ rừng đến biển
Từ nơi đầu tiên phát hiện ra văn hóa Sa Huỳnh tại gò Ma Vương, các học giả trong nước và nước ngoài đã mở rộng không gian tìm kiếm về dòng văn hóa này trong suốt khoảng thời gian dài hơn 100 năm. Qua đó đã xác định được không gian văn hóa Sa Huỳnh mở rộng từ Quảng Bình-nơi tiếp xúc với văn hóa Đông Sơn-kéo dài đến vùng Ninh Thuận, Bình Thuận-nơi tiếp xúc với thời đại kim khí Đông Nam Bộ; đồng thời còn mở rộng không gian từ vùng trung du miền núi Tây Nguyên đến các đảo gần bờ.
Các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi thường được tìm thấy dọc theo vùng đồng bằng ven biển như gò Ma Vương (Long Thạnh), Bình Châu (Bình Sơn) phân bố chủ yếu trên các dải cồn cát, gần đầm nước ngọt, sát cạnh cửa sông ra biển, với thế đất thuận lợi, có biển phía trước và phía sau là dãy đồng bằng đất pha cát phù sa hoặc một dải đất thấp với hệ thống đầm nước ngọt.
Di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi còn được tìm thấy ở đảo Lý Sơn tại 2 địa điểm là xóm Ốc và Suối Chình, xã An Vĩnh, chứng tỏ từ đất liền cư dân văn hóa Sa Huỳnh vươn ra biển khơi từ rất sớm. Họ đã hiện diện trên các đảo ở Biển Đông để hình thành văn hóa Sa Huỳnh đặc trưng mang đậm tính cách biển đảo.
Cũng tại Quảng Ngãi, vào năm 2000, các nhà khảo cổ học đã tìm ra di tích văn hóa thuộc hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí có niên đại trên dưới 4.000 năm bên dòng sông Tang, thuộc xã miền núi Trà Phong (Tây Trà). Tại đây đã phát hiện ra các loại cuốc, rìu có vai, bàn mài, khuyên tai được chế tác từ loại đá lửa rất cứng. Các bằng chứng khảo cổ này đem lại nhận thức mới về dòng người ở thời điểm hậu kỳ đá mới đã từ vùng Tây Nguyên vượt qua rẻo cao Trường Sơn tiến dần về đồng bằng ven biển trên cơ sở giao lưu hội nhập với các dòng chảy văn hóa khác từ phía Bắc xuống, từ phía Nam ra và từ phía Đông vào, chứ không phải như cách lý giải của những học giả nước ngoài trước năm 1975 cho rằng cư dân văn hóa Sa Huỳnh là dòng người bắt nguồn từ biển đảo tiến dần vào đất liền.
Bảo tồn và phát huy di tích văn hóa Sa Huỳnh
Tin vui đến với những người quan tâm tới văn hóa Sa Huỳnh, khi thời điểm cuối năm 2011 Sở VHTT&DL Quảng Ngãi khởi công xây dựng công trình bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích khảo cổ Sa Huỳnh tại gò Ma Vương, nơi đầu tiên tìm thấy hiện vật văn hóa Sa Huỳnh, với tổng kinh phí gần 32 tỷ đồng.
Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh nhìn từ phía gò Ma Vương. |
Ông Huỳnh Ngọc Thịnh -Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Toàn Thịnh, đơn vị thi công 2 nhà trưng bày ngoài trời tại gò Ma Vương cho biết: Trong quá trình thi công đơn vị luôn cố gắng bảo đảm chất lượng công trình, cũng như bảo vệ nguyên trạng di sản. Với tiến độ thi công như hiện nay thì đến cuối năm 2014 Công ty sẽ hoàn thành việc xây dựng 2 nhà trưng bày ngoài trời như kế hoạch đề ra.
“Đến thời điểm này Nhà trưng bày bổ sung văn hóa Sa Huỳnh cũng đã cơ bản xây dựng xong các hạng mục như nhà trưng bày, tường rào cổng ngõ và các hạng mục phụ trợ. Dự kiến đến cuối năm nay sẽ bàn giao đưa vào sử dụng, phục vụ khách tham quan và nghiên cứu”, ông Võ Thành Trung - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi thông tin thêm.
Tiến sĩ khảo cổ học Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo Tàng tổng hợp tỉnh nhận xét: “Công trình bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích khảo cổ học Sa Huỳnh là điểm nhấn về mặt du lịch-văn hóa của Quảng Ngãi, phục vụ cho khách tham quan và các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế”. Khi Khu bảo tồn và phát huy di tích khảo cổ Sa Huỳnh đi vào hoạt động và tuyến đường giao thông Dung Quất-Sa Huỳnh đi ngang qua nơi này sẽ góp phần làm cho cái nôi văn hóa Sa Huỳnh-vùng đất phía nam huyện Đức Phổ, chuyển mình từ khảo cổ.
Bài, ảnh: NGUYỄN KHÂM