Bản dịch Quốc tế ngữ cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm mang tên ’Đêm qua tôi mơ về hòa bình’ ra mắt tại Hà Nội hôm nay, sau 6 năm chuyển ngữ công phu.
Buổi ra mắt cuốn sách được Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam (VEA) và đại diện gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm tiến hành.
Ông Nguyễn Văn Lợi, chủ tịch VEA, ca ngợi cuốn nhật ký từng khiến một cựu chiến binh Mỹ phải thốt lên rằng "Đừng đốt! Trong đó đã có lửa rồi". Những trang viết của nữ liệt sĩ quê Hà Nội cũng đã được chuyển thể thành bộ phim mang tên "Đừng đốt". Bộ phim này sau đó giành giải Cánh Diều Vàng dành cho phim truyện nhựa vào năm 2010.
Việc chuyển ngữ thành công nhật ký Đặng Thùy Trâm cũng góp phần giúp cộng đồng Quốc tế ngữ (Esperanto) toàn cầu biết đến một Việt Nam kiên cường và anh dũng trong chiến tranh, ông Lợi nói.
Những tác phẩm của Việt Nam từng được chuyển ngữ sang Esperanto trước đây có thể kể đến như "Bình Ngô Đại cáo", "Nhật ký trong tù", "Những năm tháng không thể nào quên", "Dế mèn phiêu lưu ký", "Vợ chồng A Phủ" hay hơn 100 bài dịch của Phan Hồng Vượng giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam.
Mẹ của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, bà Doãn Ngọc Trâm, xúc động khi nói về việc cuốn nhật ký được dịch ra Quốc tế ngữ. Bà cho biết Esperanto là thứ tiếng thứ 19 trong số 20 ngôn ngữ mà cuốn nhật ký đã được chuyển ngữ, kể từ khi bà nhận lại nó từ tay một cựu binh Mỹ.
Bản dịch cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" lần này được bắt đầu chuyển ngữ vào năm 2005, với sự tham gia của 12 nhà Quốc tế ngữ Việt Nam, lấy tên là "Đêm qua tôi mơ về hòa bình" theo một câu trong cuốn nhật ký. Sau khi quá trình chuyển ngữ hoàn tất, ba nhà Quốc tế ngữ người Đức, Bỉ và Australia đọc lại rồi hiệu đính. Bản dịch của các nhà Quốc tế ngữ Việt Nam được đánh giá cao về mặt nội dung và chất lượng chuyển ngữ.
Cũng thông qua bản dịch Esperanto của cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm", Hội Quốc tế ngữ Việt Nam hy vọng những trang viết này sẽ đến được với những người không sử dụng một trong 19 thứ tiếng khác mà cuốn nhật ký đã và đang được chuyển ngữ (chủ yếu là các thứ tiếng ở châu Âu). Và từ phiên bản Esperanto này, nhiều nhà Quốc tế ngữ trên thế giới có thể dịch cuốn nhật ký ra tiếng dân tộc của họ, đặc biệt là ngôn ngữ của các nước đang phát triển.
Buổi ra mắt cuốn sách được Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam (VEA) và đại diện gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm tiến hành.
Ông Nguyễn Văn Lợi, chủ tịch VEA, ca ngợi cuốn nhật ký từng khiến một cựu chiến binh Mỹ phải thốt lên rằng "Đừng đốt! Trong đó đã có lửa rồi". Những trang viết của nữ liệt sĩ quê Hà Nội cũng đã được chuyển thể thành bộ phim mang tên "Đừng đốt". Bộ phim này sau đó giành giải Cánh Diều Vàng dành cho phim truyện nhựa vào năm 2010.
Ông Nguyễn Văn Lợi trao cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" bản Quốc tế ngữ cho bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ của nữ liệt sĩ. Ảnh: Phan Lê |
Việc chuyển ngữ thành công nhật ký Đặng Thùy Trâm cũng góp phần giúp cộng đồng Quốc tế ngữ (Esperanto) toàn cầu biết đến một Việt Nam kiên cường và anh dũng trong chiến tranh, ông Lợi nói.
Những tác phẩm của Việt Nam từng được chuyển ngữ sang Esperanto trước đây có thể kể đến như "Bình Ngô Đại cáo", "Nhật ký trong tù", "Những năm tháng không thể nào quên", "Dế mèn phiêu lưu ký", "Vợ chồng A Phủ" hay hơn 100 bài dịch của Phan Hồng Vượng giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam.
Mẹ của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, bà Doãn Ngọc Trâm, xúc động khi nói về việc cuốn nhật ký được dịch ra Quốc tế ngữ. Bà cho biết Esperanto là thứ tiếng thứ 19 trong số 20 ngôn ngữ mà cuốn nhật ký đã được chuyển ngữ, kể từ khi bà nhận lại nó từ tay một cựu binh Mỹ.
Bản dịch cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" lần này được bắt đầu chuyển ngữ vào năm 2005, với sự tham gia của 12 nhà Quốc tế ngữ Việt Nam, lấy tên là "Đêm qua tôi mơ về hòa bình" theo một câu trong cuốn nhật ký. Sau khi quá trình chuyển ngữ hoàn tất, ba nhà Quốc tế ngữ người Đức, Bỉ và Australia đọc lại rồi hiệu đính. Bản dịch của các nhà Quốc tế ngữ Việt Nam được đánh giá cao về mặt nội dung và chất lượng chuyển ngữ.
Cũng thông qua bản dịch Esperanto của cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm", Hội Quốc tế ngữ Việt Nam hy vọng những trang viết này sẽ đến được với những người không sử dụng một trong 19 thứ tiếng khác mà cuốn nhật ký đã và đang được chuyển ngữ (chủ yếu là các thứ tiếng ở châu Âu). Và từ phiên bản Esperanto này, nhiều nhà Quốc tế ngữ trên thế giới có thể dịch cuốn nhật ký ra tiếng dân tộc của họ, đặc biệt là ngôn ngữ của các nước đang phát triển.
Theo VNE