Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã lọt top 1.000 đại học thế giới theo bảng xếp hạng đại học uy tín vừa được Times Higher Education (THE) của Anh công bố.
Times Higher Education ngày 11-9 đã công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới mới nhất (World University Rankings 2020) trong sự kiện hội nghị thượng đỉnh về học thuật của THE tổ chức tại Zurich, Thụy Sỹ.
Lần đầu tiên 3 cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam là ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH quốc gia TP HCM được THE công bố thứ hạng cùng với gần 1.400 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới.
Trong đó, ĐHQGHN cùng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 801-1.000 thế giới; tiếp theo là Đại học Quốc gia TP HCM trong nhóm 1000+.
ĐHQGHN có các chỉ số về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, và hội nhập quốc tế đứng đầu trong nhóm các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam có mặt trong Bảng xếp hạng.
ĐH Quốc gia TP HCM đứng đầu về chỉ số thu nhập từ doanh nghiệp.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có chỉ số về trích dẫn khoa học cao nhất.
Theo PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết trong số các tiêu chí/chỉ số THE đặt ra, có những nội dung do trường tự kê khai như số lượng sinh viên, giảng viên, nguồn thu từ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, số sinh viên quốc tế đang học tập tại trường… Tuy nhiên cũng có những chỉ số do THE tự tìm hiểu, đánh giá độc lập như số lượt trích dẫn/công trình khoa học được công bố (chiếm 30%), đánh giá của các nhà khoa học về uy tín, chất lượng trong nghiên cứu (chiếm 18%) và trong giảng dạy (chiếm 15%).
Đây là lần đầu tiên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gửi hồ sơ đăng ký xếp hạng. Trường này được THE đánh giá cao nhất ở 2 chỉ số quan trọng là số trích dẫn/công trình và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.
Năm nay, THE xếp hạng cho 1.395 cơ sở giáo dục đại học trên tổng số 1.820 cơ sở giáo dục đại học tham gia thuộc 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là con số lớn nhất từ trước đến nay trong quy mô xếp hạng đại học thế giới của THE.
5 nhóm tiêu chí xếp hạng thế giới của THE bao gồm:
1) Giảng dạy (Môi trường học tập) với trọng số điểm xếp hạng là 30% và 5 tiêu chí xếp hạng, bao gồm: Kết quả khảo sát về uy tín giảng dạy (15%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (4,5%), tỷ lệ học viên nghiên cứu sinh/sinh viên đại học (2,25%), tỷ lệ giảng viên là tiến sỹ (6%), và thu nhập của đơn vị (2,25%). Thu nhập của trường đại học được THE tính thông qua chỉ số sức mua tương đương, phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho hoạt động dạy và học ở trường đại học.
2) Nghiên cứu (số lượng; thu nhập; uy tín) với trọng số 30%, bao gồm: kết quả khảo sát về uy tín nghiên
TIN LIÊN QUAN |
---|
Times Higher Education ngày 11-9 đã công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới mới nhất (World University Rankings 2020) trong sự kiện hội nghị thượng đỉnh về học thuật của THE tổ chức tại Zurich, Thụy Sỹ.
Đại học quốc gia Hà Nội lọt top 1.000 trường đại học thế giới |
Trong đó, ĐHQGHN cùng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 801-1.000 thế giới; tiếp theo là Đại học Quốc gia TP HCM trong nhóm 1000+.
ĐHQGHN có các chỉ số về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, và hội nhập quốc tế đứng đầu trong nhóm các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam có mặt trong Bảng xếp hạng.
ĐH Quốc gia TP HCM đứng đầu về chỉ số thu nhập từ doanh nghiệp.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có chỉ số về trích dẫn khoa học cao nhất.
Theo PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết trong số các tiêu chí/chỉ số THE đặt ra, có những nội dung do trường tự kê khai như số lượng sinh viên, giảng viên, nguồn thu từ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, số sinh viên quốc tế đang học tập tại trường… Tuy nhiên cũng có những chỉ số do THE tự tìm hiểu, đánh giá độc lập như số lượt trích dẫn/công trình khoa học được công bố (chiếm 30%), đánh giá của các nhà khoa học về uy tín, chất lượng trong nghiên cứu (chiếm 18%) và trong giảng dạy (chiếm 15%).
Đây là lần đầu tiên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gửi hồ sơ đăng ký xếp hạng. Trường này được THE đánh giá cao nhất ở 2 chỉ số quan trọng là số trích dẫn/công trình và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.
Thứ hạng các trường ĐH Việt Nam trong bảng xếp hạng của THE |
5 nhóm tiêu chí xếp hạng thế giới của THE bao gồm:
1) Giảng dạy (Môi trường học tập) với trọng số điểm xếp hạng là 30% và 5 tiêu chí xếp hạng, bao gồm: Kết quả khảo sát về uy tín giảng dạy (15%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (4,5%), tỷ lệ học viên nghiên cứu sinh/sinh viên đại học (2,25%), tỷ lệ giảng viên là tiến sỹ (6%), và thu nhập của đơn vị (2,25%). Thu nhập của trường đại học được THE tính thông qua chỉ số sức mua tương đương, phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho hoạt động dạy và học ở trường đại học.
2) Nghiên cứu (số lượng; thu nhập; uy tín) với trọng số 30%, bao gồm: kết quả khảo sát về uy tín nghiên
cứu khoa học (18%), thu nhập từ nghiên cứu (6%), và năng suất nghiên cứu (6%).
Theo Yến Anh/NLĐO