(Báo Quảng Ngãi)- Những năm qua, ngành GD&ĐT đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau THCS. Tuy nhiên, để công tác này đạt được hiệu quả thì cần phải thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh.
Giám đốc Sở GD&ĐT Đỗ Văn Phu cho biết: Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch về sắp xếp, điều chỉnh quy mô lớp học, số học sinh/lớp cấp THPT giai đoạn 2019 - 2021. Theo đó, năm 2019, tuyển sinh vào lớp 10 đạt 74% tổng số học sinh (HS) từ lớp 9; 26% HS sẽ phân luồng học nghề. Đến năm 2020, tuyển sinh vào lớp 10 đạt 72% tổng số HS từ lớp 9; 28% HS sẽ tham gia phân luồng học nghề.
Năm nay, tỉnh ta thực hiện hiệu quả công tác phân luồng sau THCS. Toàn tỉnh có gần 12,5 nghìn thí sinh (TS) đăng ký dự thi tuyển sinh vào lớp 10 tại 25 đơn vị trường học có tổ chức thi tuyển. Kết quả có gần 9,4 nghìn TS trúng tuyển, đạt khoảng 75%. Các TS còn lại sẽ vào các trường tư thục, học ở các trung tâm và các trường nghề.
Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn Ngô Quang Vinh cho hay: Năm nay, trường có 485 TS đăng ký dự thi. Nhà trường chỉ lấy 353 chỉ tiêu cho NV1 và 88 chỉ tiêu NV2. Hơn 27% TS còn lại sẽ chọn học ở các trung tâm hoặc trường nghề.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Giám đốc Sở GD&ĐT Đỗ Văn Phu cho biết: Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch về sắp xếp, điều chỉnh quy mô lớp học, số học sinh/lớp cấp THPT giai đoạn 2019 - 2021. Theo đó, năm 2019, tuyển sinh vào lớp 10 đạt 74% tổng số học sinh (HS) từ lớp 9; 26% HS sẽ phân luồng học nghề. Đến năm 2020, tuyển sinh vào lớp 10 đạt 72% tổng số HS từ lớp 9; 28% HS sẽ tham gia phân luồng học nghề.
Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông. |
Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn Ngô Quang Vinh cho hay: Năm nay, trường có 485 TS đăng ký dự thi. Nhà trường chỉ lấy 353 chỉ tiêu cho NV1 và 88 chỉ tiêu NV2. Hơn 27% TS còn lại sẽ chọn học ở các trung tâm hoặc trường nghề.
Ông Đỗ Văn Phu nhận định: Qua điểm trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 cũng như số TS đăng ký dự thi vào các trường cho thấy nhận thức của các em đã tốt hơn. Các em biết dựa vào thực lực để chọn trường phù hợp.
Tuy nhiên, theo ông Ngô Quang Vinh vẫn còn nhiều phụ huynh lựa chọn cho con thi lại vào năm sau, thay vì học nghề, vì cho rằng con mình còn quá nhỏ để đi học nghề. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho công tác phân luồng tại địa phương.
Mặt khác, bất cập hiện nay trong công tác phân luồng đó là chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông tại các trường, các trung tâm chưa cao. Việc định hướng phân luồng sau THCS còn gặp "rào cản" từ các bậc phụ huynh. Thực tế hiện nay cho thấy, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn nghề, chọn trường của HS. Không ít bậc cha mẹ chưa quan tâm đến năng lực, sở thích của con trẻ khi tư vấn hướng nghiệp, mà mang tính áp đặt suy nghĩ, sở thích của bản thân.
Do đó, để công tác phân luồng đạt chỉ tiêu đề ra, đòi hỏi phải có sự chung tay của toàn xã hội. Trước hết là cần thay đổi nhận thức của chính HS và các bậc phụ huynh.
Bài, ảnh: TRỊNH PHƯƠNG