Ngoài các thị trường truyền thống, xuất khẩu gạo sang châu Âu được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm nay.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang ở mức khoảng 415 USD/tấn, tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong các nước xuất khẩu gạo. Vị trí số 2 hay số 1 thế giới về xuất khẩu gạo không phải là điều quan trọng nhất, mà quan trọng là phải tăng giá trị xuất khẩu. Vì vậy, ngoài cải thiện giống và chất lượng gạo theo thị hiếu, các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu.
Tập đoàn Tân Long vừa xuất khẩu được hơn 100 tấn gạo mang chính thương hiệu của mình vào thị trường Nhật Bản. Điều này không chỉ làm tăng trị giá lên 20%, mà còn giúp khẳng định chất lượng, thương hiệu gạ tại thị trường khó tính. Trước đó, doanh nghiệp đã chủ động mở rộng diện tích lúa cận hữu cơ theo đúng định hướng phát triển tái cơ cấu của ngành.
Theo dự báo, từ tháng 5 sẽ là thời điểm xuất khẩu gạo nhộn nhịp hơn và giá lúa gạo sẽ tiếp tục có xu hướng tăng. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư) |
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, sau khi các doanh nghiệp đưa được thương hiệu gạo Việt Nam ra thị trường thế giới, điều quan trọng là phải giữ được tính ổn định về cả chất lượng, giá cả và tuân thủ cam kết thời gian giao hàng
"Thương hiệu gạo dựa trên yếu tố về mặt lâu dài, sự ổn định của chất lượng gạo cũng như độ thơm, vị ngọt của hạt gạo cũng như đặc tính khác và phải qua quá trình phát triển, duy trì được đặc tính đó thì mới trở thành thương hiệu bền vững", ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, nhận định.
Theo dự báo, từ tháng 5 sẽ là thời điểm xuất khẩu gạo nhộn nhịp hơn và giá lúa gạo sẽ tiếp tục có xu hướng tăng. Chính vì vậy, doanh nghiệp trong nước cần đảm đảm nguồn hàng, lưu ý các thông tin về container, cước vận tải biển để chủ động giao hàng và ký kết các hợp đồng mới. Ngoài các thị trường truyền thống, xuất khẩu gạo sang châu Âu được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm nay, bởi tác động của Hiệp định Thương mại tự do EVFTA.
Theo
VTV.vn