(Báo Quảng Ngãi)- Để những tàu cá vươn khơi an toàn, khai thác hiệu quả, nhiều chủ tàu cá đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp lại tàu. Tuy nhiên, với sự phát triển quá nhiều của các cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền trên địa bàn tỉnh, nên một số cơ sở ở xã Nghĩa An, Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi) đang rơi vào tình cảnh thiếu việc làm cho người lao động.
Nơi nhộn nhịp...
Như thường lệ, sau đợt nghỉ tết Nguyên đán, bãi đà của ông Phạm Lịch, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) lại đông đúc người ra vào, lúc nào cũng xình xịch tiếng máy nổ. Những ngày này, bãi chứa rộng mấy nghìn mét vuông của bãi đà ông Lịch trở nên chật chội, với đội tàu xếp hàng để chờ sửa chữa. Xen giữa các con tàu, từng khoảng không nhỏ nhất cũng được các tốp thợ tận dụng để làm nơi xẻ gỗ, uốn ván...
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nơi nhộn nhịp...
Như thường lệ, sau đợt nghỉ tết Nguyên đán, bãi đà của ông Phạm Lịch, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) lại đông đúc người ra vào, lúc nào cũng xình xịch tiếng máy nổ. Những ngày này, bãi chứa rộng mấy nghìn mét vuông của bãi đà ông Lịch trở nên chật chội, với đội tàu xếp hàng để chờ sửa chữa. Xen giữa các con tàu, từng khoảng không nhỏ nhất cũng được các tốp thợ tận dụng để làm nơi xẻ gỗ, uốn ván...
Đa số những chủ tàu đưa tàu lên bờ để “làm nước” đều ở các địa phương như Bình Châu (Bình Sơn), Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi)... Ông Lịch cho biết: “Người đóng tàu mới thì tầm giữa năm họ đăng ký làm, còn trước và sau Tết chủ yếu là thay máy móc, sửa chữa lại thân tàu để ra khơi đầu năm”.
|
Ngư dân sửa chữa lại tàu thuyền tại bãi đà ở xã Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi.
|
Cũng theo ông Lịch, một đợt “làm nước” thường có từ 10 - 15 chiếc tàu lớn nhỏ. Hầu hết các tàu này đều bị hư hỏng, nên được ngư dân “tân trang” lại cho mới. Còn với những tàu mới đóng, ngư dân cũng thường “tút” lại cho mới sau một năm đánh bắt xa khơi. Anh Phạm Thế Mỹ, thuyền trưởng tàu QNg - 90569 TS ở Bình Châu cho biết: “Để đến lượt tàu mình được sửa chữa thì phải đăng ký từ rất sớm. Vì bãi đà của ông Lịch lúc nào cũng đông người đặt hàng để đóng mới, hoặc sửa chữa”.
Những năm trở lại đây, ngư dân các xã Bình Châu, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê... đều có nhu cầu đóng tàu mới. Do đó, các bãi đà ở xã Tịnh Hòa lúc nào cũng đông đúc người đến đặt hàng sửa chữa, hoặc đóng mới tàu cá.
Chỗ thiếu việc làm
Khác với sự nhộn nhịp, đông đúc của các bãi đà ở Tịnh Hòa, những ngày này, lao động đóng tàu ở Nghĩa An, Nghĩa Phú đều thiếu việc làm. Lý giải điều này, ông Lê Văn Phượng, chủ bãi đà ở xã Nghĩa An, cho hay: “Mấy năm trở lại đây, nhiều ngư dân rơi vào cảnh khó khăn, nên rất ít người đóng tàu mới. Do đó, công việc của lao động ở các bãi đà cũng ít dần”.
Cũng theo ông Phượng, mọi năm, số lượng tàu thuyền đến để làm nước dao động từ 5 - 10 chiếc, nhưng hai năm trở lại đây, số lượng tàu đến sửa chữa giảm đáng kể. “Năm vừa rồi không có tàu đóng mới, còn số lượng tàu mang đến sửa chữa, tân trang chỉ tầm 1 - 2 chiếc”, ông Phượng cho biết thêm.
Hiện nay, trên địa bàn xã Nghĩa Phú, Nghĩa An có gần 10 bãi đà chuyên phục vụ đóng mới, sửa chữa tàu thuyền cho ngư dân các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, hoạt động của các bãi đà này không được “sầm uất” như trước. Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Nghĩa An Lê Huy Phúc cho biết: “Tổng số tàu thuyền của địa phương hiện có 1.029 chiếc, trong đó có 700 chiếc trên 90CV.
Hiện nay, nhiều ngư dân có nhu cầu đóng mới, nhưng các chính sách hỗ trợ vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, nên dẫn đến hoạt động của các bãi đà cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các bãi đà vẫn duy trì hoạt động để sửa chữa, nâng cấp tàu thuyền cho ngư dân có nhu cầu và giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương”.
Bài, ảnh: ĐÌNH DIỆU