(Báo Quảng Ngãi)- Qua bao đời, nghề đan bóng mực đã trở thành nghề truyền thống của người dân xã Đức Lợi (Mộ Đức). Nghề này không những nuôi sống biết bao thế hệ, mà còn là nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây, khi sử dụng tre, cước, lá trong sinh hoạt và mưu sinh.
Xóm Bóng vang xa
Đến Đức Lợi, hỏi xóm Bóng, ai cũng biết. Cái tên đã gắn liền với con người nơi đây. Nhiều người còn rành rọt chỉ tận tường ngóc ngách đi vào nhà của những “lão làng” còn làm nghề đan bóng câu mực.
Xóm Bóng vang xa
Đến Đức Lợi, hỏi xóm Bóng, ai cũng biết. Cái tên đã gắn liền với con người nơi đây. Nhiều người còn rành rọt chỉ tận tường ngóc ngách đi vào nhà của những “lão làng” còn làm nghề đan bóng câu mực.
Ông Mai Nhị, một trong những "lão làng" của xóm Bóng, thôn Vinh Phú, xã Đức Lợi. |
Tuy không còn làm nghề đi biển gần bờ hơn 2 năm nay, nhưng ngày nào lão ngư Mai Nhị (60 tuổi), ở thôn Vinh Phú cũng cần mẫn và tỉ mỉ làm những chiếc bóng mực cho con cháu hành nghề. “Ở đây hễ ai biết đi ghe, biết lênh đênh trên biển là biết làm bóng mực. Nghề này không ai chỉ cả, cha ông mình làm được, thế là con cháu cũng biết làm. Tự học, học từng chút, từng chút là có thể làm thuần thục được. Tuy nhiên, nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó mới có thể làm được một cái bóng mực hoàn chỉnh và dụ được cá, mực vào”, ông Nhị cho biết.
Xóm Bóng – cái tên mà chẳng một ai ở đây biết được nó có từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, nó ra đời khi cha ông họ biết đi biển bằng ghe nhỏ để đánh bắt cá, mực. Để đánh bắt gần bờ được cá, tôm hay mực, buộc người dân phải câu, phải bẫy và những cái bóng để câu mực cũng ra đời từ đó. Dần dà, nghề làm bóng mực đã trở thành nghề truyền thống của người dân Đức Lợi.
Ngày trước, để làm ra một chiếc bóng mực, nhiều người phải chọn tỉ mỉ từng thanh tre, sau đó dùng rựa vuốt cho đều, rồi dùng lưới quấn quanh các thanh tre này. Mái của nó thì sử dụng lá đủng đỉnh để lợp, nhưng ngày nay, loại lá này rất hiếm, nên nhiều người đã thay thế bằng bao ni – lông.
Níu giữ nghề xưa
Xóm có gần 100 hộ dân và tất cả đều làm nghề đan bóng mực. Bởi họ đều sắm ghe nhỏ để đi biển gần bờ. Ngày nay, cuộc sống đã thay đổi, nghề đan bóng mực ít dần người làm. Tuy nhiên, trong tiềm thức của họ, ai cũng trân quý nó. Tuy bị mai một, nhưng hiện nay, nhiều “lão làng” vẫn còn đan bóng mực để mưu sinh và truyền nghề cho con cháu mình.
Ông Nguyễn Sớt, một trong những hộ dân ở xóm Bóng, cho biết: “Con tôi vừa mới xuất ngũ, chưa có việc làm, nên cháu cũng theo tôi học nghề đan bóng mực, sáng sớm lại ra biển thu mực về. Cứ tưởng tuổi trẻ nó không ham nghề này, nhưng ngược lại nó rất thích và làm việc rất vui vẻ, tôi cũng mừng lây”.
Theo ông Phạm Ngọc Ba, một người có thâm niên làm nghề đan bóng mực, hiện nay, trong xóm còn hơn 15 hộ làm nghề. Và mỗi nhà có ít nhất từ 200 – 250 cái bóng mực. “Nghề này không làm quanh năm, nhưng bận nhất là từ tháng 2 – 8 âm lịch. Lúc này nắng ấm, cá mực sinh sản nhiều, nên ai cũng có thu nhập ổn định. Ở đây không có ruộng lúa, nên những người cỡ tuổi trung niên như chúng tôi đều phải làm nghề này và chắc chắn nó sẽ không bao giờ mất đi”, ông Ba bày tỏ.
Theo ông Phạm Ngọc Ba, một người có thâm niên làm nghề đan bóng mực, hiện nay, trong xóm còn hơn 15 hộ làm nghề. Và mỗi nhà có ít nhất từ 200 – 250 cái bóng mực. “Nghề này không làm quanh năm, nhưng bận nhất là từ tháng 2 – 8 âm lịch. Lúc này nắng ấm, cá mực sinh sản nhiều, nên ai cũng có thu nhập ổn định. Ở đây không có ruộng lúa, nên những người cỡ tuổi trung niên như chúng tôi đều phải làm nghề này và chắc chắn nó sẽ không bao giờ mất đi”, ông Ba bày tỏ.
Bài, ảnh: ĐÌNH DIỆU