(QNg)- Sống trên đảo, bám vào biển để mưu sinh nhưng vận rủi trong một lần lặn biển đã khiến chàng thanh niên cường tráng Bùi Huệ trở thành tàn phế. Không thể xuống tàu, đạp sóng vươn đến Hoàng Sa được nữa, Huệ chuyển sang nuôi cua.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Những con cua đá xương xương như chính thân hình gầy gò của Huệ, nhưng cái cứng cỏi của chiếc vỏ cua lại hệt như nghị lực của chàng thanh niên này…
* Niềm hy vọng "kiếm gạo + sửa nhà"
Chuyến đi đảo Bé (xã đảo An Bình, huyện Lý Sơn) lần này của chúng tôi thật may mắn. Gió lặng, trời êm, tàu đi một mạch hết 4 giờ trên biển là đến đảo Bé. Vừa đến đảo, bước xuống tàu, chúng tôi đi bộ tìm đến nhà Huệ. Căn nhà nhỏ, thấp, xoay mặt ra biển. Sóng vỗ ầm ầm cách hiên nhà chỉ chừng chục mét. Huệ ngồi trên chiếc ghế xếp. Rất nhiều hàng xóm đến thăm anh. Sau khi Huệ vừa trải qua một cơn thập tử nhất sinh do di chứng lặn biển hành hạ. Huệ nhờ cha mình là ông Bùi Mã dẫn chúng tôi đi thăm mô hình nuôi cua dẹt (cua đá) ở góc vườn sau nhà…
Đó là một khoảng cây cối xanh um phủ trên những đống đá xám xịt. Ông Mã và đứa cháu ngoại lật từng viên đá để tìm cua. Lũ cua bị dồn bắt lại tiếp tục chui vào cát trắng. Hai ông cháu nhanh tay bới cát và nhặt lên những con cua tím rịm, to bằng nắm tay em bé bỏ vào chiếc thùng nhựa. Chốc lát, thùng đã đầy cua. Tôi thật sự ngỡ ngàng vì trong sự im lìm của khu vườn, dưới những tảng đá tối om om lại toàn cua là cua.
|
Ông Bùi Mã - cha của ngư dân Bùi Huệ bắt cua để bán.
|
Nghe mọi người cười vang, Huệ ráng ngồi lên xe lăn, gọi hai chú chó đến mắc vào dây kéo xe ra góc vườn nuôi cua. Chỉ vào những con cua dẹt Huệ bảo rằng: "Em nuôi cua để mong có thêm thu nhập kiếm gạo ăn và tích cóp sửa lại ngôi nhà. Việc nuôi cua này phù hợp với bản thân em vì vốn ít, không mất nhiều thời gian chăm sóc. Bán một kilogam cua mua được gần 10 ký gạo.
Nghĩ thế nên em quyết làm". Huệ kể, để có được "vườn" cua này, Huệ đã phải mất 4 năm ròng rã nhặt đá, thuê người khuân về làm “chuồâng” cho cua. Làm “chuồng” xong, Huệ phải đi mượn tiền rồi huy động bọn trẻ con trong xóm vào các hang đá trên đảo để bắt cua dẹt con về bán cho Huệ làm giống. Từ những con cua nhỏ như hạt bắp, sau mấy tháng trời nuôi "sinh thái", thức ăn là lá cây và cá vụn băm nhuyễn, Huệ đã có những con cua nặng đến cả 100 gram.
* "Ai mua cua, tôi bán cua cho"
Vì là giống cua tự nhiên, nên việc nuôi cua đối với Huệ chẳng chút nhọc nhằn. Lũ cua sinh sôi nảy nở, lớn nhanh đã làm cho niềm hy vọng của chàng ngư dân tàn phế cứ lóe lên những tia sáng đổi đời. Nhiều người ở hòn đảo nhỏ này đã mừng thầm cho Huệ. Thế nhưng đầu ra của những con cua dẹt thì lại tắc tị. Cả đảo Bé, sau 4 năm nuôi cua Huệ chẳng bán cho nhà nào được lấy một con cua. Bởi, đây là cua tự nhiên, các gia đình khác cũng có thể tìm kiếm bắt về để ăn.
* "Ai mua cua, tôi bán cua cho"
Vì là giống cua tự nhiên, nên việc nuôi cua đối với Huệ chẳng chút nhọc nhằn. Lũ cua sinh sôi nảy nở, lớn nhanh đã làm cho niềm hy vọng của chàng ngư dân tàn phế cứ lóe lên những tia sáng đổi đời. Nhiều người ở hòn đảo nhỏ này đã mừng thầm cho Huệ. Thế nhưng đầu ra của những con cua dẹt thì lại tắc tị. Cả đảo Bé, sau 4 năm nuôi cua Huệ chẳng bán cho nhà nào được lấy một con cua. Bởi, đây là cua tự nhiên, các gia đình khác cũng có thể tìm kiếm bắt về để ăn.
Huệ lại nhờ vả người thân bên đảo Lớn để "xuất chuồng", nhưng họ cũng chỉ mua khi có khách khứa, tiệc tùng với số lượng chừng vài kilogam là cùng. Nghe tin ở đảo Bé có món cua nuôi tự nhiên, giá lại "mềm" một nhà hàng ở trong đất liền đã đặt mua mỗi ngày một lượng lớn cua cho Huệ. Niềm vui ngắn chẳng tày gang vì trời liên tiếp có bão, biển động cả tháng, tàu thuyền không ra vào đảo được và dĩ nhiên Huệ không cung ứng cua theo đúng cam kết với nhà hàng. Do nguồn hàng cung cấp không ổn định, nhà hàng kia đã "cắt" không mua cua nữa. Huệ đổ bệnh nằm bẹp trên giường cả tuần. Bây giờ, cua nuôi của Huệ chỉ bán nhỏ giọt cho khách đến thăm đảo Bé mà thôi.
Do con cua dẹt nhỏ, tuy ít thịt và cứng hơn các loại cua khác nhưng thịt có vị ngọt đậm đà nên người nào đã thưởng thức rồi thì nhớ mãi. Khách thập phương đến đảo Bé, mua cua dẹt vì tính hiếu kỳ bởi giữa đảo xanh lại nuôi được cua - thứ cua khác biệt cả về hình dáng, màu sắc so với cua nuôi thông thường. Nhưng nếu ai mua loại cua này vào tiết tháng 4, 5 - thời điểm cua cho gạch, thì mới có thể khẳng định chính xác thịt cua dẹt ngon như thế nào.
Thế nhưng, biển giả cách trở, đi lại khó khăn, lượng khách hàng mua cua dẹt thi thoảng mới có. Vì thế, nguồn thu nhập của Huệ từ cua cứ mãi bấp bênh. Nhiều lần Huệ cũng định tự mình mang cua ra chợ Lý Sơn ở bên đảo Lớn, nhưng giao thông cách trở, lại thêm phần bị liệt nửa người - nên nghĩ thế mà không làm được thế. Huệ đang mong có một "chiếc cầu nối" nào đó để chuyển thông điệp "Ai mua cua tôi bán cua cho" đến mọi người.
Mua cua của Huệ, không chỉ đơn thuần là tiêu dùng mà còn thiết thực giúp cho chàng ngư dân trẻ tàn phế có thu nhập kiếm gạo ăn, sửa lại ngôi nhà đã gần sập. Gia đình Huệ là hộ nghèo nhất nhì trên đảo Bé, bản thân Huệ bệnh tật, nhiều người ngỏ ý muốn giúp đỡ đưa Huệ vào trung tâm bảo trợ để Huệ được chăm sóc chu đáo hơn. Thế nhưng Huệ một mực từ chối, bởi Huệ không thể xa hòn đảo này, xa biển xanh kia được.
Mua cua của Huệ, không chỉ đơn thuần là tiêu dùng mà còn thiết thực giúp cho chàng ngư dân trẻ tàn phế có thu nhập kiếm gạo ăn, sửa lại ngôi nhà đã gần sập. Gia đình Huệ là hộ nghèo nhất nhì trên đảo Bé, bản thân Huệ bệnh tật, nhiều người ngỏ ý muốn giúp đỡ đưa Huệ vào trung tâm bảo trợ để Huệ được chăm sóc chu đáo hơn. Thế nhưng Huệ một mực từ chối, bởi Huệ không thể xa hòn đảo này, xa biển xanh kia được.
Bài, ảnh: THANH NHỊ