(Baoquangngai.vn)- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, năm 1917 do V.I Lê-Nin lãnh đạo, đưa đến sự ra đời của Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, mở ra thời đại mới mang dấu ấn lịch sử; nhân dân lao động làm chủ xã hội, thực sự được giải phóng khỏi áp bức giai cấp và dân tộc. Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với phong trào giải phóng dân tộc rất to lớn và sâu sắc. Đồng thời cũng khẳng định những giá trị tư tưởng, lý luận cách mạng của lãnh tụ Lê-Nin đối với lịch sử nhân loại.
V.I Lê-Nin sinh ngày 22.4.1870, tháng 10.1888 gia nhập nhóm Mác- xít. Mùa thu năm 1895, Lênin thành lập Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Peterburg, Mátxcơva, Kiev… Sau đó Lênin bị đi đày 3 năm, trong thời gian nầy, Lênin hoàn thành 30 tác phẩm, trong đó có tập sách đồ sộ: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga.
V.I.Lênin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ ở Mátxcơva trước các đơn vị tham gia khóa huấn luyện quân sự toàn dân, ngày 25/5/1919. Ảnh TL |
Năm 1900 Người tập hợp những người Mác- Xít cách mạng để thành lập Đảng. Do đó, chính quyền Nga hoàng cấm Lênin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn; Người phải ra nước ngoài, cùng với Plekhanop lập ra báo Tia Lửa. Năm 1903, tại Luân Đôn, tiến hành Đại hội lần II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, Lênin khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng một Đảng Mác- Xít kiểu mới có khả năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng. Những nguyên tắc của tổ chức Đảng kiểu mới được Lênin trình bày tỏng các tác phẩm Làm gì, và một bước tiến hai bước lùi.
Tháng 4.1905, tại Đại hội lần III Đảng Công nhân xã hội dân chủ (CNXHDC) Nga, Lênin được bầu làm Chủ tịch Đại hội và là người đứng đầu Ủy ban Trung ương. Tháng 1.1912, Lênin lãnh đạo Hội nghị lần thứ VI toàn Nga Đảng CNXHDC, sau đó từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự Thật). Đồng thời, Lênin soạn thảo xong Đề cương Mác- Xít về vấn đề dân tộc. Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ I, Lênin đưa ra khẩu hiệu: biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng ; kiện toàn những vấn đề cơ bản của triết học Mác- xít, phát triển lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa…
Sau cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và một bên là Xô Viết các đại biểu công nhân và binh sỉ . Trước tình hình đó, ngày 16/4/1917, LêNin đến Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư , thực chất là một văn kiện mang tính chất Cương lĩnh đề ra đường lối giành thắng lợi cho cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa, với khẩu hiệu nổi tiếng: “ Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết”…
Tháng 7.1917, Lênin viết xong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang. Đầu tháng 10.1917, sau khi từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của Lênin được Uỷ banTrung ương Đảng CNXHDC Nga thông qua vào ngày 23.10.1917.
Tối 6.11.1917 (tức là ngày 24.10 theo lịch cũ) Lênin đến Cung Điện Smolnưi trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa; đến sáng ngày 7.11.1917, thành phố Pêterburg nằm trong tay lực lượng khởi nghĩa. Ngay trong đêm 7.11, Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng, chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo ra đời. Tại Đại hội Xô Viết toàn Nga lần II, Lênin được bầu làm Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên nhân dân (Hội đồng Dân ủy). Sau khi ký Hòa ước Brest với Đúc, Lênin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô Viết trở về Mátxcơva.
Bên cạnh việc lãnh đạo nhân dân lao động Nga- Xô Viết chống lại các lực lượng phản cách mạng, Lênin có công lao trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Nga cũng như thi hành chính sách đối ngoại, đề ra nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau. Lênin tham gia sáng lập Quốc tế Cộng sản và được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban soạn thảo Cương lĩnh Mùa xuân năm 1920; đề xướng kế hoạch điện khí hóa toàn Nga, đề ra chính sách kinh tế NEP…
Trong diễn văn trình bày tại Hội nghị toàn thể Xô Viết đại biểu thành phố Mátxcơva, ngày 20.11.1922, Lênin tin tưởng về việc thi hành chính sách NEP, nước Nga sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Ngày 21.4.1924, Lênin qua đời tại làng Gorki, Mátxcơva.
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, tạo tiền đề để nhân loại bước vào thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Những thay đổi đó gắn liền với sự nghiệp cách mạng lỗi lạc của Lênin. Trên hành trình tìm đường cứu nước, tháng 7 năm 1920 Nguyễn Aí Quốc- Hồ Chí Minh đã đọc, tiếp cận Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Tháng 12.1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, hoàn toàn tin theo Lênin và trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Trong hơn 87 năm qua, đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, trên cơ sở kiên định những quan điểm, lý luận có tính nguyên tắc, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng ta lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo 30 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Đất nước, nhân dân Việt Nam đang tiến bước vào thế kỷ 21 đầy tự hào, tự tin, tuy ở phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đất nước đang phát triển, lớn mạnh vượt bậc về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh được củng cố, giữ vững; đời sống nhân dân được cải thiện, nâng lên đáng kể, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Vì vậy, không một thế lực nào có thể đảo ngược tiến trình lịch sử, làm chệch hướng con đường cách mạng của Lênin và Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra, nhân dân ta đã đấu tranh, xây dựng, bảo vệ đầy hy sinh, gian khổ.
Các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội luôn mưu toan xóa bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin; tìm mọi cách xuyên tạc, cố tình làm lu mờ những đóng góp xuất sắc của Lênin về lý luận, thực tiển cách mạng thế giới. Hiện nay, hệ thông xã hội chủ nghĩa thế giới đang thoái trào và trải qua nhiều thử thách, khó khăn. Điều đó được Lênin dự báo, Người nói: “nếu lịch sử không trải qua những bước quanh co khúc khuỷu, thậm chí cả bước lùi, đôi khi thất bại, thì điều đó không đúng với qui luật phát triển biện chứng của lịch sử, song lịch sử luôn tiến lên phía trước…”.
Tự hào kỷ niệm 147 năm ngày sinh V.I Lê-Nin, vững tin vào lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường cách mạng của Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn, Đảng bộ quân và dân Quảng Ngãi ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; đồng tâm, hiệp lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của năm 2017.
Bên cạnh việc lãnh đạo nhân dân lao động Nga- Xô Viết chống lại các lực lượng phản cách mạng, Lênin có công lao trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Nga cũng như thi hành chính sách đối ngoại, đề ra nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau. Lênin tham gia sáng lập Quốc tế Cộng sản và được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban soạn thảo Cương lĩnh Mùa xuân năm 1920; đề xướng kế hoạch điện khí hóa toàn Nga, đề ra chính sách kinh tế NEP…
Trong diễn văn trình bày tại Hội nghị toàn thể Xô Viết đại biểu thành phố Mátxcơva, ngày 20.11.1922, Lênin tin tưởng về việc thi hành chính sách NEP, nước Nga sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Ngày 21.4.1924, Lênin qua đời tại làng Gorki, Mátxcơva.
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, tạo tiền đề để nhân loại bước vào thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Những thay đổi đó gắn liền với sự nghiệp cách mạng lỗi lạc của Lênin. Trên hành trình tìm đường cứu nước, tháng 7 năm 1920 Nguyễn Aí Quốc- Hồ Chí Minh đã đọc, tiếp cận Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Tháng 12.1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, hoàn toàn tin theo Lênin và trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Trong hơn 87 năm qua, đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, trên cơ sở kiên định những quan điểm, lý luận có tính nguyên tắc, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng ta lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo 30 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Đất nước, nhân dân Việt Nam đang tiến bước vào thế kỷ 21 đầy tự hào, tự tin, tuy ở phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đất nước đang phát triển, lớn mạnh vượt bậc về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh được củng cố, giữ vững; đời sống nhân dân được cải thiện, nâng lên đáng kể, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Vì vậy, không một thế lực nào có thể đảo ngược tiến trình lịch sử, làm chệch hướng con đường cách mạng của Lênin và Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra, nhân dân ta đã đấu tranh, xây dựng, bảo vệ đầy hy sinh, gian khổ.
Các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội luôn mưu toan xóa bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin; tìm mọi cách xuyên tạc, cố tình làm lu mờ những đóng góp xuất sắc của Lênin về lý luận, thực tiển cách mạng thế giới. Hiện nay, hệ thông xã hội chủ nghĩa thế giới đang thoái trào và trải qua nhiều thử thách, khó khăn. Điều đó được Lênin dự báo, Người nói: “nếu lịch sử không trải qua những bước quanh co khúc khuỷu, thậm chí cả bước lùi, đôi khi thất bại, thì điều đó không đúng với qui luật phát triển biện chứng của lịch sử, song lịch sử luôn tiến lên phía trước…”.
Tự hào kỷ niệm 147 năm ngày sinh V.I Lê-Nin, vững tin vào lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường cách mạng của Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn, Đảng bộ quân và dân Quảng Ngãi ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; đồng tâm, hiệp lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của năm 2017.
Tuấn Anh