(Báo Quảng Ngãi)- Trong khí thế hào hùng của những ngày tháng 3 lịch sử, cùng với các địa phương trong tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nghĩa Hành nô nức kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng huyện nhà (23.3.1975 - 23.3.2015). Bằng trí tuệ và nghị lực của mình, sau 40 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nghĩa Hành đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, đưa huyện nhà không ngừng phát triển về mọi mặt.
Nhìn lại chặng đường sau 40 năm giải phóng, 35 năm tái lập huyện và gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, Nghĩa Hành đã thay da đổi thịt. Kinh tế phát triển khá, văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều thay đổi. Những người con Nghĩa Hành đi làm ăn xa hằng năm có dịp về thăm quê hương đều ngỡ ngàng trước sự phát triển của huyện. So với thời điểm mới tái lập, kinh tế- xã hội của huyện đã có những phát triển vượt bậc.
Đến năm 2015, sản lượng lương thực tăng lên 49.505 tấn, năng suất lúa từ 28,7 tạ/ha/vụ lên 64 tạ/ha/vụ, bình quân lương thực đầu người 538 kg/năm, tăng 1,5 lần. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 325.250 triệu đồng, tăng gấp 38.264 lần, thu ngân sách đạt 55.887 triệu đồng, tăng gấp 2.851 lần so với những năm đầu tái lập huyện. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 16 triệu đồng/người/năm. “Dấu ấn” mang lại đột phá cho huyện không chỉ dừng lại ở những công trình “điện - đường - trường - trạm” mà lớn nhất đó là kinh tế không ngừng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao; các tiềm năng, thế mạnh của địa phương bước đầu được đánh thức.
Nhìn lại chặng đường sau 40 năm giải phóng, 35 năm tái lập huyện và gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, Nghĩa Hành đã thay da đổi thịt. Kinh tế phát triển khá, văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều thay đổi. Những người con Nghĩa Hành đi làm ăn xa hằng năm có dịp về thăm quê hương đều ngỡ ngàng trước sự phát triển của huyện. So với thời điểm mới tái lập, kinh tế- xã hội của huyện đã có những phát triển vượt bậc.
Đến năm 2015, sản lượng lương thực tăng lên 49.505 tấn, năng suất lúa từ 28,7 tạ/ha/vụ lên 64 tạ/ha/vụ, bình quân lương thực đầu người 538 kg/năm, tăng 1,5 lần. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 325.250 triệu đồng, tăng gấp 38.264 lần, thu ngân sách đạt 55.887 triệu đồng, tăng gấp 2.851 lần so với những năm đầu tái lập huyện. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 16 triệu đồng/người/năm. “Dấu ấn” mang lại đột phá cho huyện không chỉ dừng lại ở những công trình “điện - đường - trường - trạm” mà lớn nhất đó là kinh tế không ngừng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao; các tiềm năng, thế mạnh của địa phương bước đầu được đánh thức.
Một góc trung tâm huyện lỵ Nghĩa Hành. |
Hiện nay, toàn huyện có 4 trang trại quy mô lớn, 50 trang trại quy mô nhỏ và 53 mô hình phát triển sản xuất theo hướng trang trại, hàng ngàn gia trại... cùng với đó sự gia tăng số lượng cơ sở sản xuất TTCN với gần 1.300 cơ sở và thu hút gần 10 doanh nghiệp đầu tư tại Cụm Công nghiệp - Làng nghề Đồng Dinh…đã góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, đưa tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm mạnh, còn 6,25% và hộ cận nghèo còn 13,4%.
Nghĩa Hành hôm nay đã trở thành vùng đất trù phú, đa dạng cây trồng, vật nuôi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất không ngừng được đầu tư xây dựng, nhất là các công trình kiên cố hóa kênh mương, hồ chứa nước, trạm bơm, hệ thống đường giao thông nông thôn đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, đột phá nhất phải kể đến là từ khi UBND tỉnh chọn huyện Nghĩa Hành làm huyện điểm xây dựng nông thôn mới đã tạo nên diện mạo mới ở vùng trung du này.
Trên quan điểm lấy nông nghiệp làm nền tảng vững chắc để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, làm cơ sở để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hỗ trợ hình thành các dự án sản xuất gắn kết với nhu cầu thị trường trong tương lai. Đến nay, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 69,780 triệu đồng/ha, tổ̉ng sản lượng lương thực có hạt đạt 49.590 tấn, đạt 100,96% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, bình quân lương thực đầu người 538kg/người.
Bên cạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Quy mô và chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao ở tất cả các cấp học, nhất là phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đến nay đã có 36/44 trường từ mầm non đến THPT được công nhận trường chuẩn quốc gia. Mạng lưới y tế được tập trung đầu tư, nâng cấp và ngày càng được củng cố, phát triển.
Đến nay toàn huyện có 1 bệnh viện tuyến huyện và 12 trạm y tế xã, thị trấn với 100 giường bệnh. Các thiết chế văn hóa – xã hội được tăng cường, hoạt động văn hóa thông tin, thể dục, thể thao có nhiều tiến bộ, phục vụ đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. Các phương tiện thông tin đại chúng phát triển rộng khắp với nhiều hình thức, nội dung khá đa dạng, phong phú. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt những kết quả tích cực, đến nay đã có hơn 18.600/23.486 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa; 79/84 thôn, tổ đạt tiêu chuẩn văn hóa; 93/95 cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa.
Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trưởng thành và lớn mạnh, công tác xây dựng Đảng đồng bộ và toàn diện, phát huy được vai trò hạt nhân lãnh đạo trong đời sống xã hội. Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân được củng cố, kiện toàn. Quyền làm chủ của nhân dân, dân chủ xã hội ngày càng được mở rộng và phát huy. Mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng vào chế độ xã hội chủ nghĩa, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, lao động, học tập góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương.
Đặc biệt, trong các nhiệm kỳ gần đây, Huyện uỷ đã có nhiều chủ trương, giải pháp kịp thời để xây dựng, củng cố TCCS đảng và nâng cao chất lượng đảng viên. Đa số các TCCS đảng đã phát huy chức năng là hạt nhân chính trị ở cơ sở, thể hiện vai trò lãnh đạo toàn diện. Bình quân hằng năm có trên 70% tổ chức đảng đạt TSVM, trên 80% tổ chức chính trị xã hội đạt vững mạnh. Xác định “cán bộ là gốc của mọi công việc” và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ đột phá, Ban Thường vụ Huyện ủy luôn quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
Trong những năm tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nghĩa Hành phấn đấu, nỗ lực hơn nữa để Nghĩa Hành trở thành huyện năng động, sáng tạo và phát triển toàn diện, đặc biệt là mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới. Để thực hiện được những mục tiêu đó, Nghĩa Hành cần phải tập trung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đầu tư hơn nữa cho giáo dục và đào tạo, cho nguồn lực con người; nâng cao hơn nữa vai trò của thế hệ trẻ…
Với truyền thống đoàn kết trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm; năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất; sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, Nghĩa Hành sẽ vững vàng với mọi thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
Trong những năm tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nghĩa Hành phấn đấu, nỗ lực hơn nữa để Nghĩa Hành trở thành huyện năng động, sáng tạo và phát triển toàn diện, đặc biệt là mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới. Để thực hiện được những mục tiêu đó, Nghĩa Hành cần phải tập trung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đầu tư hơn nữa cho giáo dục và đào tạo, cho nguồn lực con người; nâng cao hơn nữa vai trò của thế hệ trẻ…
Với truyền thống đoàn kết trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm; năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất; sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, Nghĩa Hành sẽ vững vàng với mọi thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
Phan Bình- Bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành