(Báo Quảng Ngãi)- Trong hồi ức của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp về chiến dịch Điện Biên Phủ, ông nhấn mạnh: “Anh Kiệt là người duy nhất đề nghị tôi xem xét lại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh… Chỉ có Kiệt mới dám nói câu đó!”. Vâng, bản lĩnh, trách nhiệm của vị tướng miền đất Ấn-Trà đã góp công lớn làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Dũng khí của một vị tướng
“Anh Văn ạ, tôi ở đơn vị pháo đây, pháo triển khai bằng công sự dã chiến ở giữa cánh đồng, ban ngày bom đạn của địch chắc chắn không thể trụ được. Đề nghị anh cân nhắc…”. Với nhiệm vụ phụ trách công tác bảo vệ, sau khi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến trường ở phía Đông Bắc, qua điện thoại Tướng Phạm Kiệt đề nghị Đại tướng Võ Nguyên Giáp xem xét lại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh. Trong hồi ức, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho hay việc thay đổi phương châm tác chiến tại Điện Biên Phủ là quyết định khó khăn trong đời chỉ huy của ông: “Chỉ có Kiệt mới dám nói câu đó, mà nói rất vắn. Tôi cũng nghĩ như thế… Mặc dù mấy vạn bộ đội ta đã bố trí sẵn sàng, sẵn sàng nổ súng, tôi ra lệnh cho pháo binh, bộ binh toàn quân rút ra khỏi trận địa, về vị trí tập kết, chuyển sang phương châm tác chiến mới, chuẩn bị một thời gian rồi đánh chắc, tiến chắc. Qua 56 ngày đêm thì chiến dịch toàn thắng. Đó là quyết định khó khăn nhất trong đời chỉ huy của tôi!...”.
Dũng khí của một vị tướng
“Anh Văn ạ, tôi ở đơn vị pháo đây, pháo triển khai bằng công sự dã chiến ở giữa cánh đồng, ban ngày bom đạn của địch chắc chắn không thể trụ được. Đề nghị anh cân nhắc…”. Với nhiệm vụ phụ trách công tác bảo vệ, sau khi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến trường ở phía Đông Bắc, qua điện thoại Tướng Phạm Kiệt đề nghị Đại tướng Võ Nguyên Giáp xem xét lại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh. Trong hồi ức, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho hay việc thay đổi phương châm tác chiến tại Điện Biên Phủ là quyết định khó khăn trong đời chỉ huy của ông: “Chỉ có Kiệt mới dám nói câu đó, mà nói rất vắn. Tôi cũng nghĩ như thế… Mặc dù mấy vạn bộ đội ta đã bố trí sẵn sàng, sẵn sàng nổ súng, tôi ra lệnh cho pháo binh, bộ binh toàn quân rút ra khỏi trận địa, về vị trí tập kết, chuyển sang phương châm tác chiến mới, chuẩn bị một thời gian rồi đánh chắc, tiến chắc. Qua 56 ngày đêm thì chiến dịch toàn thắng. Đó là quyết định khó khăn nhất trong đời chỉ huy của tôi!...”.
Đông đảo cán bộ và nhân dân đến xem triển lãm ảnh “Danh tướng Phạm Kiệt-Bản lĩnh và tài đức”. |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Lúc bấy giờ là lúc toàn quân đang nô nức thực hiện quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong 2 đêm 3 ngày, sau này mới biết có cán bộ lo ngại, nhưng khi đó không một ai nói lên ý nghĩ thật của mình vì ngại cho là dao động. Tôi đánh giá rất cao ý kiến của anh Phạm Kiệt… Anh Kiệt là một cán bộ có trình độ chính trị và quân sự, có tinh thần kiên định, lại có bản lĩnh vì nghĩa lớn nói lên sự thật không chút ngần ngại. Anh đã để lại cho chúng ta một tấm gương sáng về đức tính và bản lĩnh của người đảng viên cộng sản”.
Trọn đời cống hiến
60 năm- chặng đường dài suốt hơn nửa thế kỷ có biết bao đổi thay, thế nhưng niềm tự hào về chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng đỉnh cao của thời đại Hồ Chí Minh luôn hiện hữu trong trái tim mỗi người Việt Nam. Những ngày này, nhiều người dân xứ Quảng tìm đến Bảo tàng tổng hợp tỉnh để xem triển lãm ảnh “Danh tướng Phạm Kiệt-Bản lĩnh và tài đức”, do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức. Quả đúng như lời của một chiến sĩ bộ đội biên phòng tỉnh đã nói: “Thật khó để diễn tả hết niềm tự hào, sự khâm phục về Tướng Phạm Kiệt. Ông đã đi vào lịch sử của dân tộc như một huyền thoại”.
“…Nếu không đặt quyền lợi của dân tộc, của Tổ quốc lên trên tất cả thì khó thành người tử tế, chính trực, khó một lòng một dạ: Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh được…”. Vâng, suy nghĩ ấy đã nâng bước chân Tướng Phạm Kiệt qua bao dặm trường, bất chấp mọi hiểm nguy, kể cả hy sinh tính mạng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Qua mỗi hình ảnh, tư liệu quý càng khiến mọi người thêm tự hào về vị tướng miền đất Ấn-Trà.
Trung tướng Phạm Kiệt (1910-1975) tên thật là Phạm Quang Khanh, quê xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh. Bản lĩnh, tài đức của vị chỉ huy Tê Đơ (bí danh của Tướng Kiệt), người chỉ huy quân sự cao nhất vùng Nam Trung Bộ ghi dấu qua nhiều chiến công hiển hách, từ chiến thắng Ba Tơ cho đến 101 ngày phòng thủ Nha Trang… Ông tham gia chiến dịch Biên Giới, Hòa Bình và đã lập công xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Cục trưởng Cục Bảo vệ, Bí thư Đảng ủy Tổng Cục chính trị QĐND Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang… dẫu ở bất cứ cương vị nào, trong ông vẫn luôn ngời sáng đức tính trung thực, dũng cảm, dứt khoát trong lãnh đạo, chỉ huy và căng tràn tình yêu đối với Tổ quốc, đối với nhân dân.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ gọi đồng chí Phạm Kiệt lên và tặng ông chiếc radio. Bác vui vẻ nói: “Đây là chiếc đài mà Đờ Cát dùng suốt chiến dịch Điện Biên Phủ. Chú Vương Thừa Vũ tặng Bác, nay Bác tặng lại chú vì đã có công đặc biệt xuất sắc góp phần thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ”. Tôi đã gặp ông Phạm Đức Hùng, con trai trưởng của Tướng Phạm Kiệt. Ông Hùng cho hay: “Sau này cụ bảo, nếu theo phương pháp đánh nhanh, thắng nhanh thì tổn thất rất nhiều, không khác gì rơi vào cái bẫy của thực dân Pháp và không biết đến bao giờ cách mạng thành công”.
Bản chất của người con núi Ấn-sông Trà nói thẳng, nói thật là thế đấy. Tướng Kiệt luôn nhắc nhở đồng đội và các con của mình rằng: “Nói thẳng, nói thật cũng phải dũng cảm không kém gì xông pha trên chiến trường”. Tướng Phạm Kiệt, vị tướng huyền thoại của lòng dân. Nói sao cho hết công lao to lớn của ông đối với quê hương, đất nước. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận xét: “Anh Kiệt-một tấm gương trong đến vô cùng. Tất cả, lúc nào và trọn đời cống hiến tận tâm, trọn vẹn cho đồng bào-đất nước… Anh sẽ sống mãi trong lòng chúng ta”.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ gọi đồng chí Phạm Kiệt lên và tặng ông chiếc radio. Bác vui vẻ nói: “Đây là chiếc đài mà Đờ Cát dùng suốt chiến dịch Điện Biên Phủ. Chú Vương Thừa Vũ tặng Bác, nay Bác tặng lại chú vì đã có công đặc biệt xuất sắc góp phần thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ”. Tôi đã gặp ông Phạm Đức Hùng, con trai trưởng của Tướng Phạm Kiệt. Ông Hùng cho hay: “Sau này cụ bảo, nếu theo phương pháp đánh nhanh, thắng nhanh thì tổn thất rất nhiều, không khác gì rơi vào cái bẫy của thực dân Pháp và không biết đến bao giờ cách mạng thành công”.
Bản chất của người con núi Ấn-sông Trà nói thẳng, nói thật là thế đấy. Tướng Kiệt luôn nhắc nhở đồng đội và các con của mình rằng: “Nói thẳng, nói thật cũng phải dũng cảm không kém gì xông pha trên chiến trường”. Tướng Phạm Kiệt, vị tướng huyền thoại của lòng dân. Nói sao cho hết công lao to lớn của ông đối với quê hương, đất nước. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận xét: “Anh Kiệt-một tấm gương trong đến vô cùng. Tất cả, lúc nào và trọn đời cống hiến tận tâm, trọn vẹn cho đồng bào-đất nước… Anh sẽ sống mãi trong lòng chúng ta”.
Bài, ảnh: PHƯƠNG LÝ