(QNĐT)- Sáng 15/11, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị tổng kết 8 năm thực hiện Chỉ thị 22 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT; quán triệt Nghị quyết số 02 và chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tổng kết Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010.
Các đồng chí Phạm Minh Toản- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Cao Khoa- Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Minh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì Hội nghị...
Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Chỉ thị số 22 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do đồng chí Lê Viết Chữ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày nêu rõ:
Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp về tuyên truyền học tập Chỉ thị 22, nên những năm gần đây tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh đã được kiềm chế. Tuy nhiên tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng.
Số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông vẫn còn ở mức cao, gây bức xúc lo lắng trong nhân dân. Một số cấp uỷ và chính quyền địa phương chưa thường xuyên quan tâm chỉ đạo, sự phối hợp giữa các cơ quan, các ngành, các hội đoàn thể chưa đồng bộ, công tác xử lý vi phạm chưa triệt để, việc trang bị phương tiện phục vụ công tác tuần tra kiểm soát vẫn còn thiếu so với yêu cầu. Kết cấu hạ tầng giao thông tuy đã được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa kịp với yêu cầu phát triển. Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt vẫn tiếp diễn, công tác cứu hộ, cứu nạn chưa kịp thời.
Đại biểu tham gia thảo luận tại hội nghị. |
Phát biểu kết luận, đồng chí Cao Khoa, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp uỷ về công tác trật tự an toàn giao thông, tiếp tục bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị nhằm giảm tối đa số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông nhất là trong tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là việc tuyên truyền đội mũ bảo hiểm, không uống rượu bia khi tham gia giao thông. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thuỷ, xử lý các điểm đen gắn với việc phát triển các dịch vụ giao thông công cộng. Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, kiên quyết loại bỏ các phương tiện đã hết niên hạn sử dụng...
* Cũng trong sáng 15/11, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, đã quán triệt Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết này.
Theo đó, hiện toàn tỉnh Quảng Ngãi có 140 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng sản và điểm biểu hiện khoáng sản thuộc 23 loại khoáng sản rắn và nước khoáng, nước nóng. Những năm qua, tỉnh ta đã ban hành nhiều văn bản quản lý hoạt động khoáng sản; công tác cấp giấy phép khoáng sản cũng được thực hiện đúng luật... Hiện, UBND tỉnh đã cấp giấy phép cho 52 mỏ khoáng sản hoạt động.
Tuy nhiên, những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức; công tác quản lý nhà nước về khai thác, chế biến khoáng sản còn nhiều bất cập, chưa chú trọng đến lợi ích giữa nhà nước và nhân dân trong vùng dự án; sự phối hợp của các cấp, các ngành chưa tốt; công tác xử lý vi phạm chưa nghiêm minh; tình trạng khai thác khoảng sản trái phép còn phổ biến...
Thời gian tới cần đánh giá, làm rõ tiềm năng trữ lượng các loại khoáng sản, lập quy hoạch thăm dò, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trước mắt và lâu dài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Mục tiêu đến năm 2012, hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020, thống kê, đánh giá đầy đủ, toàn diện về tiềm năng khoáng sản các mỏ, điểm quặng, điểm khoáng sản, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên trên địa bàn tỉnh.
Tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng trong giá trị sản xuất công nghiệp chiếm từ 1-2% vào năm 2020. Giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng tăng bình quân từ 0-15% giai đoạn 2011-2020.
* Buổi chiều cùng ngày, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010.
Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của Nghị quyết 39, Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong tỉnh đã nghiêm túc quán triệt các quan điểm, cụ thể hóa Nghị quyết 39 và các cơ chế chính sách của Chính phủ với nội dung và hình thức phù hợp, sát với tình hình thực tế của tỉnh.
Nhờ vậy, kinh tế của tỉnh tăng trường với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng, quy mô kinh tế tăng lên đáng kể. Tỉnh đã cơ bản ra khỏi tình trạng kém phát triển, đặc biệt giá trị sản xuất, nhất là ngành công nghiệp tăng vọt.
Các ngành, thành phần kinh tế đều phát triển, nhất là công nghiệp. Sự tập trung đầu tư phát triển hạ tầng và một số cơ chế ưu đãi vượt trội của TƯ đã và đang là động lực to lớn, trực tiếp thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển.
Lĩnh vực văn hóa-xã hội có chuyển biến tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện. Quốc phòng an ninh được đảm bảo; chính trị, xã hội ổn định. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên; các tổ chức trong hệ thống chính trị được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả....
* Cũng trong sáng 15/11, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, đã quán triệt Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết này.
Theo đó, hiện toàn tỉnh Quảng Ngãi có 140 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng sản và điểm biểu hiện khoáng sản thuộc 23 loại khoáng sản rắn và nước khoáng, nước nóng. Những năm qua, tỉnh ta đã ban hành nhiều văn bản quản lý hoạt động khoáng sản; công tác cấp giấy phép khoáng sản cũng được thực hiện đúng luật... Hiện, UBND tỉnh đã cấp giấy phép cho 52 mỏ khoáng sản hoạt động.
Tuy nhiên, những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức; công tác quản lý nhà nước về khai thác, chế biến khoáng sản còn nhiều bất cập, chưa chú trọng đến lợi ích giữa nhà nước và nhân dân trong vùng dự án; sự phối hợp của các cấp, các ngành chưa tốt; công tác xử lý vi phạm chưa nghiêm minh; tình trạng khai thác khoảng sản trái phép còn phổ biến...
Thời gian tới cần đánh giá, làm rõ tiềm năng trữ lượng các loại khoáng sản, lập quy hoạch thăm dò, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trước mắt và lâu dài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Mục tiêu đến năm 2012, hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020, thống kê, đánh giá đầy đủ, toàn diện về tiềm năng khoáng sản các mỏ, điểm quặng, điểm khoáng sản, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên trên địa bàn tỉnh.
Tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng trong giá trị sản xuất công nghiệp chiếm từ 1-2% vào năm 2020. Giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng tăng bình quân từ 0-15% giai đoạn 2011-2020.
* Buổi chiều cùng ngày, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010.
Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của Nghị quyết 39, Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong tỉnh đã nghiêm túc quán triệt các quan điểm, cụ thể hóa Nghị quyết 39 và các cơ chế chính sách của Chính phủ với nội dung và hình thức phù hợp, sát với tình hình thực tế của tỉnh.
Nhờ vậy, kinh tế của tỉnh tăng trường với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng, quy mô kinh tế tăng lên đáng kể. Tỉnh đã cơ bản ra khỏi tình trạng kém phát triển, đặc biệt giá trị sản xuất, nhất là ngành công nghiệp tăng vọt.
Các ngành, thành phần kinh tế đều phát triển, nhất là công nghiệp. Sự tập trung đầu tư phát triển hạ tầng và một số cơ chế ưu đãi vượt trội của TƯ đã và đang là động lực to lớn, trực tiếp thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển.
Lĩnh vực văn hóa-xã hội có chuyển biến tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện. Quốc phòng an ninh được đảm bảo; chính trị, xã hội ổn định. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên; các tổ chức trong hệ thống chính trị được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả....
M.Toàn