Hy sinh 7 người con trai cho Tổ quốc, mẹ Trần Thị Viết thầm lặng chịu đựng, khóc con không bằng nước mắt, mà chính từ trái tim vĩ đại
UBND tỉnh Long An vừa có quyết định thành lập ban tang lễ tổ chức lễ tang cho mẹ VNAH Trần Thị Viết.
Ngày 19/6, ông Trần Hữu Phước-Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Trưởng ban lễ tang cho biết, Mẹ VNAH Trần Thị Viết (SN 1892, ngụ ấp cả Dứa, xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng, Long An), người được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là người phụ nữ cao tuổi nhất Việt Nam đã qua đời lúc 4h30’ ngày 18/6, hưởng thọ 119 tuổi. Lễ viếng lúc 10h cùng ngày. Lễ truy điệu Mẹ Viết sẽ được tổ chức vào sáng mai 20/6, lễ an táng lúc 10h ngày 20/6 tại quê nhà.
Năm 17 tuổi mẹ Trần Thị Viết xây dựng gia đình, về quê chồng ở làng Tuyên Bình Bình (nay là xã Tuyên Bình Tây), huyện Vĩnh Hưng, Long An. Thời đó, vùng Đồng Tháp Mười còn rất hoang vu. Những tiếng súng, tiếng tàu tây đã phá tan cuộc sống lao động hoà bình của người dân Đồng Tháp Mười. Năm 1952, đứa con đầu lòng của mẹ Viết là anh Nguyễn Văn Liễng tham gia công an xã Tuyên Bình Tây, Tháng 6/1953, anh Nguyễn Văn Liễng hy sinh. Lòng mẹ đau như cắt, nhưng còn giặc là còn đánh, mẹ lấy gương chiến đấu hy sinh của người anh Hai để động viên các con.
Các con của mẹ theo gót anh Liễng. Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Văn Kiểng, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Yến… đã lần lượt được mẹ tiễn đi.
Tháng 12/1958, bên tin vui chiến thắng của đồng đội, cũng là tin đứa con thứ 6, Nguyễn Văn Tạo, tiểu đội trưởng du kích xã, mới 22 tuổi hy sinh. Và không bao lâu sau đó mẹ lại được tin anh Nguyễn văn Kiểng, Đội trưởng đội du kích, đứa con thứ 3 của mẹ cũng vĩnh viễn nằm xuống. Nén nỗi đau thống thiết của người mẹ mất 3 con, ngày ngày mẹ như thân cò lặn lội đồng sâu, nuôi con khôn lớn, dạy con biết lẽ sống ở đời, nhận rõ đâu là quên hương, đâu là giặc. Năm 1952, 2 đứa con nữa của mẹ là anh Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Văn An được mẹ tiễn đi lúc tuổi đời vừa mới đôi mươi.
Tết năm 1963, mẹ bàng hoàng khi hay tin: Anh Trì cướp súng giặc không thành bị địch bắt và xử bắn tại Mộc Hoá! Gạt nước mắt khóc đứa con thứ 4 hy sinh, mẹ tiễn người con út, Nguyễn Văn Dẫu lúc đó mới 18 tuổi lên đường đánh giặc. Đứa cháu nội Nguyễn Văn Bi (con anh Liễng) xin lên đường. Mẹ Viết đồng ý cho cháu nội mình đi tiếp bước cha.
Đau thương chất chồng, Mùa xuân Mậu Thân 1968, anh út Dẫu hy sinh ở chiến trường Mỹ Tho. Năm 1971, anh Nguyễn Văn Anh, cán bộ binh vận xã Vĩnh Đại hy sinh! Năm 1972 đứa con còn lại cuối cùng của mẹ là Nguyễn Văn An cũng nằm xuống trên đất Đồng Mười anh dũng.
Hy sinh 7 người con trai cho Tổ quốc, mẹ Trần Thị Viết thầm lặng chịu đựng, khóc con không bằng nước mắt, mà chính từ trái tim vĩ đại của người mẹ. Người mẹ Việt Nam Anh Hùng sinh ra những đứa con anh hùng.
Được biết, sau khi mẹ Viết được xác lập kỷ lục tại Việt Nam, UBND tỉnh Long An giao cho Sở Lao động và Thương binh xã hội tỉnh kết hợp với công ty TNHH một thành viên Văn hóa nghệ thuật Phú Thảo lập hồ sơ gởi sang tổ chức Guinness thể giới để xác lập kỷ lục thế giới. Tuy nhiên, trước khi tổ chức Guinness thế giới công nhận, thì mẹ Viết đã được tổ chức Guinness khu vực Châu Á ghi nhận./.
UBND tỉnh Long An vừa có quyết định thành lập ban tang lễ tổ chức lễ tang cho mẹ VNAH Trần Thị Viết.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Kim Ngân và Bí thư tỉnh ủy Long An Mai Văn Chính mừng thọ mẹ Viết đầu năm 2011 |
Năm 17 tuổi mẹ Trần Thị Viết xây dựng gia đình, về quê chồng ở làng Tuyên Bình Bình (nay là xã Tuyên Bình Tây), huyện Vĩnh Hưng, Long An. Thời đó, vùng Đồng Tháp Mười còn rất hoang vu. Những tiếng súng, tiếng tàu tây đã phá tan cuộc sống lao động hoà bình của người dân Đồng Tháp Mười. Năm 1952, đứa con đầu lòng của mẹ Viết là anh Nguyễn Văn Liễng tham gia công an xã Tuyên Bình Tây, Tháng 6/1953, anh Nguyễn Văn Liễng hy sinh. Lòng mẹ đau như cắt, nhưng còn giặc là còn đánh, mẹ lấy gương chiến đấu hy sinh của người anh Hai để động viên các con.
Các con của mẹ theo gót anh Liễng. Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Văn Kiểng, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Yến… đã lần lượt được mẹ tiễn đi.
Tháng 12/1958, bên tin vui chiến thắng của đồng đội, cũng là tin đứa con thứ 6, Nguyễn Văn Tạo, tiểu đội trưởng du kích xã, mới 22 tuổi hy sinh. Và không bao lâu sau đó mẹ lại được tin anh Nguyễn văn Kiểng, Đội trưởng đội du kích, đứa con thứ 3 của mẹ cũng vĩnh viễn nằm xuống. Nén nỗi đau thống thiết của người mẹ mất 3 con, ngày ngày mẹ như thân cò lặn lội đồng sâu, nuôi con khôn lớn, dạy con biết lẽ sống ở đời, nhận rõ đâu là quên hương, đâu là giặc. Năm 1952, 2 đứa con nữa của mẹ là anh Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Văn An được mẹ tiễn đi lúc tuổi đời vừa mới đôi mươi.
Tết năm 1963, mẹ bàng hoàng khi hay tin: Anh Trì cướp súng giặc không thành bị địch bắt và xử bắn tại Mộc Hoá! Gạt nước mắt khóc đứa con thứ 4 hy sinh, mẹ tiễn người con út, Nguyễn Văn Dẫu lúc đó mới 18 tuổi lên đường đánh giặc. Đứa cháu nội Nguyễn Văn Bi (con anh Liễng) xin lên đường. Mẹ Viết đồng ý cho cháu nội mình đi tiếp bước cha.
Đau thương chất chồng, Mùa xuân Mậu Thân 1968, anh út Dẫu hy sinh ở chiến trường Mỹ Tho. Năm 1971, anh Nguyễn Văn Anh, cán bộ binh vận xã Vĩnh Đại hy sinh! Năm 1972 đứa con còn lại cuối cùng của mẹ là Nguyễn Văn An cũng nằm xuống trên đất Đồng Mười anh dũng.
Hy sinh 7 người con trai cho Tổ quốc, mẹ Trần Thị Viết thầm lặng chịu đựng, khóc con không bằng nước mắt, mà chính từ trái tim vĩ đại của người mẹ. Người mẹ Việt Nam Anh Hùng sinh ra những đứa con anh hùng.
Được biết, sau khi mẹ Viết được xác lập kỷ lục tại Việt Nam, UBND tỉnh Long An giao cho Sở Lao động và Thương binh xã hội tỉnh kết hợp với công ty TNHH một thành viên Văn hóa nghệ thuật Phú Thảo lập hồ sơ gởi sang tổ chức Guinness thể giới để xác lập kỷ lục thế giới. Tuy nhiên, trước khi tổ chức Guinness thế giới công nhận, thì mẹ Viết đã được tổ chức Guinness khu vực Châu Á ghi nhận./.
Theo VOV