(QNg)- Ba Tơ - địa danh lịch sử của đất nước, niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi. Nơi đây đã sản sinh ra biết bao người con ưu tú, ngày trước đã vậy, bây giờ vẫn thế và mãi mãi về sau nhiều thế hệ sẽ tiếp nối làm rạng danh quê hương, đất nước. Dù không cùng tuổi tác, không cùng thế hệ hay công việc nhưng họ đều tự hào là những người con ưu tú của đại ngàn Ba Tơ.
NGƯỜI GIỮ HỒN LỊCH SỬ
Chúng tôi đến xã Ba Chùa (Ba Tơ) khi sương mờ còn phủ trên các ngọn đồi. Dòng suối Lệ Trinh hiền hòa chảy như ngàn đời nay vẫn thế. Con đường dẫn vào nhà cụ Phạm Văn Trinh ngoằn ngèo, như thử thách tấm chân tình của khách. Có lẽ ở tuổi 90, tham gia cách mạng khi tuổi đôi mươi thì cụ Trinh xứng đáng là "kho" sử sống, lưu giữ những thăng trầm của mảnh đất Ba Tơ anh hùng này.
Chuyến đò của ông Lơ đưa học sinh qua sông. |
Mặc dù đã ở tuổi "xưa nay hiếm", vậy mà cụ Trinh vẫn còn minh mẫn lắm. Chuyện ngày xưa, ngày nay ông kể rành rọt, chẳng thiếu chi tiết gì. Nếu mỗi người có riêng cho mình một số phận, thì số phận của cụ Trinh được định mệnh gắn với giai đoạn chiến đấu chống giặc ngoại xâm kiên cường nhất của dân tộc. Trải qua bao biến cố, đạn bom của kẻ thù, người con của dân tộc H’re vẫn hiên ngang sống giữa đại ngàn.
Nói về lịch sử, cụ Trinh say sưa kể, với đôi mắt sáng ngời. Cụ đưa chúng tôi trở về thời kì hào hùng nhất của mảnh đất này. Cụ Trinh đã từng là chủ tịch UBND huyện Ba Tơ vào những năm 1968- 1976. Năm 20 tuổi, chàng thanh niên Trinh dấn thân vào con đường cách mạng. Thời chiến đấu gian khổ là vậy, nhưng tận trong tâm khảm của người chiến sĩ Phạm Văn Trinh luôn có một niềm tin tất thắng.
Năm 1972, thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ, cụ Trinh là Phó ban chiến trường huyện Ba Tơ. Ông đã tích cực tham gia chỉ đạo và trực tiếp chiến đấu chống giặc ngoại xâm. "Có những khoảnh khắc tưởng mình không qua khỏi, nhưng ước mơ về ngày giải phóng quê hương như động lực thôi thúc mình phải sống. Sống để còn kể cho con cháu, mọi người nghe lịch sử hào hùng của dân tộc nữa chứ."- cụ Trinh quả quyết như vậy.
Hơn nửa đời người sống trong bom đạn, chiến đấu cho quê hương, đất nước, cụ Trinh nhận rất nhiều Huân chương do Nhà nước trao tặng. Nhưng niềm vui lớn nhất của cụ Trinh là nhìn thấy quê hương được tự do, độc lập. Ở tuổi xế chiều, cụ Trinh lại bước vào những công việc nhẹ nhàng, thầm lặng hơn nhưng đã góp phần giữ bình yên cho thôn, bản.
Năm 1972, thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ, cụ Trinh là Phó ban chiến trường huyện Ba Tơ. Ông đã tích cực tham gia chỉ đạo và trực tiếp chiến đấu chống giặc ngoại xâm. "Có những khoảnh khắc tưởng mình không qua khỏi, nhưng ước mơ về ngày giải phóng quê hương như động lực thôi thúc mình phải sống. Sống để còn kể cho con cháu, mọi người nghe lịch sử hào hùng của dân tộc nữa chứ."- cụ Trinh quả quyết như vậy.
Hơn nửa đời người sống trong bom đạn, chiến đấu cho quê hương, đất nước, cụ Trinh nhận rất nhiều Huân chương do Nhà nước trao tặng. Nhưng niềm vui lớn nhất của cụ Trinh là nhìn thấy quê hương được tự do, độc lập. Ở tuổi xế chiều, cụ Trinh lại bước vào những công việc nhẹ nhàng, thầm lặng hơn nhưng đã góp phần giữ bình yên cho thôn, bản.
Còn nhớ, có một dạo tệ nghi cầm đồ thuốc độc là nỗi kinh hoàng cho đồng bào dân tộc giữa miền rừng núi thâm u này. Nhưng bằng uy tín của mình, cụ Trinh đã hòa giải nhiều vụ nghi cầm đồ để mọi người yên tâm sinh sống. Nói đến việc này, bà Phạm Thị Seo tỏ rõ sự biết ơn già Trinh. Bà cứ suýt xoa mãi, nếu ngày đó không có cụ Trinh thì gia đình bà bị hàng xóm xa lánh, không biết bây giờ phải trôi dạt về đâu nữa?
Cứ mỗi lần được tham gia các buổi lễ kỉ niệm những ngày lễ lớn của quê hương, cụ Trinh đều nhắc nhở con cháu phải nhớ lịch sử hào hùng của dân tộc. "Nhớ, để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Nhớ, để biết rằng bao nhiêu con người đã nằm xuống cho cây cối giữa đại ngàn này đâm chồi". Năm tháng qua đi, những người trong các câu chuyện lịch sử của cụ Trinh giờ đã thành thiên cổ, riêng cụ Trinh vẫn còn đó, sừng sững giữa đại ngàn...
25 NĂM VẸN MỘT CHUYẾN ĐÒ
Cứ mỗi lần được tham gia các buổi lễ kỉ niệm những ngày lễ lớn của quê hương, cụ Trinh đều nhắc nhở con cháu phải nhớ lịch sử hào hùng của dân tộc. "Nhớ, để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Nhớ, để biết rằng bao nhiêu con người đã nằm xuống cho cây cối giữa đại ngàn này đâm chồi". Năm tháng qua đi, những người trong các câu chuyện lịch sử của cụ Trinh giờ đã thành thiên cổ, riêng cụ Trinh vẫn còn đó, sừng sững giữa đại ngàn...
25 NĂM VẸN MỘT CHUYẾN ĐÒ
Những năm qua, nhiều cây cầu đã được bắc qua dòng sông Liên, giúp người dân đôi bờ qua lại dễ dàng. Nhưng ở xã Ba Cung (Ba Tơ) thì người dân vẫn phải qua sông bằng những chuyến đò của ông Phạm Văn Lơ (thôn 3, xã Ba Cung, Ba Tơ). Ngồi trò chuyện với ông Lơ trong một buổi chiều nắng nhẹ, lúc đò tan. Ông bảo mình cũng chẳng nhớ đã gắn bó với dòng sông, con đò được bao nhiêu năm nữa, có đến 25 năm gì đó (từ năm 1986). Nghĩa là đã lâu lắm rồi, bây giờ ông Lơ đã ngoài 70 tuổi. Ở đất núi này chỉ biết làm nương rẫy, ruộng lúa thôi, nhưng cũng khó khăn lắm. Từ những ngày xa ấy, thấy được nhu cầu qua lại bờ sông của người dân nên ông Lơ bỗng nghĩ đến một con đò. Vậy là ông gắn bó đời mình với những chuyến đò từ đó.
Hằng năm, ông Lơ luôn trăn trở với những chuyến đò của mình, cố gắng để đưa bà con, đặc biệt là các cháu học sinh qua sông được an toàn. Ở xã Ba Chùa này, thôn 3 là thôn có nhiều học sinh phải đi học bằng đò nhất. Nếu không có những chuyến đò của ông Lơ thì mùa mưa về có đến gần 40 em học sinh của thôn 3 phải nghỉ học. Chẳng những đưa đò, khi có mưa lũ về, ông Lơ còn thường xuyên trực tại bến sông, để hướng dẫn bà con qua đò.
Còn nhớ trong đợt mưa lũ cuối năm 2009, nước sông Liên hung dữ cuốn trôi 4 thiếu niên. Nghe có tiếng kêu cứu, không đắn đo ông Lơ liền lao vào giữa dòng nước dữ cứu người. Ngày đó nếu không có ông thì dòng sông Liên đã "khóc" gọi những con người xấu số. Nhưng đó cũng chỉ là những chuyện "thường ngày" của ông Lơ thôi. Nếu không có ông Lơ cùng với lòng nhiệt tình của mình, thì tính mạng của nhiều người đã không còn.
Mỗi năm ông đã đưa không biết bao nhiêu người băng sông đi cấp cứu vì đau ruột thừa, chuyển dạ sắp sinh... Nhiều người dân ở Ba Cung xem ông Phạm Văn Lơ là tấm gương dũng cảm, hết lòng vì người khác, là người con ưu tú của núi rừng Ba Tơ anh hùng.
Nguyễn Triều