* TRẦN ĐĂNG
(QNÐT)- Vua Lê đã khai sinh ra một bình minh cho vùng đất này, để hơn 500 năm sau, một nguyên thủ quốc gia khác cũng đặt chân lên Vạn Tường và đã có một quyết định gây bất ngờ cho nhiều người, trở thành đề tài “nóng” trên bàn nghị sự suốt một thời gian dài vừa qua. Đó là bước chân của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, vào mùa xuân năm 1995.
Năm ngoái, tôi có dịp đến vịnh Hạ Long sau rất nhiều cuộc hẹn không thành. Việc đầu tiên khi đặt chân đến thắng cảnh này không phải là thuê thuyền đi dạo quanh vịnh mà là đi xem … thơ! Ở đây có núi Bài Thơ, hẳn là có sự tích gì liên quan đến thơ đây. Tôi nghĩ vậy nên nhờ các đồng nghiệp làm hướng dẫn viên.
Luồn qua những khu nhà ổ chuột với những con đường ngoằn ngoèo chằng chịt như mạng nhện, chúng tôi mới mục kích được… bài thơ của Lê Thánh Tông. Tôi không lưu tâm mấy đến nội dung bài thơ mà chỉ đặc biệt chú ý đến những dòng chú thích này: “Bài thơ được vua Lê sáng tác vào năm 1468 nhân chuyến thị sát vùng vịnh này”. Sở dĩ tôi chú ý “phần phụ” ấy là vì nó liên quan đến một sự kiện mà tôi sắp kể ra đây.
Mùa xuân năm 1471, ba năm sau ngày thị sát vịnh Hạ Long, Lê Thánh Tông đặt chân đến vịnh Dung Quất. Ông cho quân đổ bộ lên bờ biển Việt Thanh rồi đóng quân ở động Hàng Đô, trước mặt UBND xã Bình Hải ngày nay. Vua tôi lưu lại vùng đất này một thời gian ngắn rồi tiếp tục cuộc trường chinh về phương Nam.
Trước khi rời Hàng Đô, vua Lê chúc quân sĩ: “Thiên giáng vạn tường chúc chư đô toàn thắng!”. Quân sĩ đáp từ: “Vạn tường! Vạn tường!” (Chúc vạn sự tốt lành). Không ngờ lời chúc phúc của tướng sĩ đối với đấng minh quân của mình đã vô tình khai sinh thêm tại vùng đất đầy nắng gió này một địa danh mới: Vạn Tường!
Luồn qua những khu nhà ổ chuột với những con đường ngoằn ngoèo chằng chịt như mạng nhện, chúng tôi mới mục kích được… bài thơ của Lê Thánh Tông. Tôi không lưu tâm mấy đến nội dung bài thơ mà chỉ đặc biệt chú ý đến những dòng chú thích này: “Bài thơ được vua Lê sáng tác vào năm 1468 nhân chuyến thị sát vùng vịnh này”. Sở dĩ tôi chú ý “phần phụ” ấy là vì nó liên quan đến một sự kiện mà tôi sắp kể ra đây.
Mùa xuân năm 1471, ba năm sau ngày thị sát vịnh Hạ Long, Lê Thánh Tông đặt chân đến vịnh Dung Quất. Ông cho quân đổ bộ lên bờ biển Việt Thanh rồi đóng quân ở động Hàng Đô, trước mặt UBND xã Bình Hải ngày nay. Vua tôi lưu lại vùng đất này một thời gian ngắn rồi tiếp tục cuộc trường chinh về phương Nam.
Trước khi rời Hàng Đô, vua Lê chúc quân sĩ: “Thiên giáng vạn tường chúc chư đô toàn thắng!”. Quân sĩ đáp từ: “Vạn tường! Vạn tường!” (Chúc vạn sự tốt lành). Không ngờ lời chúc phúc của tướng sĩ đối với đấng minh quân của mình đã vô tình khai sinh thêm tại vùng đất đầy nắng gió này một địa danh mới: Vạn Tường!
Bãi biển Thanh Thủy-nơi trên 500 năm trước Lê Thánh Tông đặt chân lên trước khi đến động Hàng Đô. |
“Phát hiện” trên đây là của nhà Hán học Nguyễn Đình Thảng và sau đó là của Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, khi anh đi tìm tài liệu để làm luận án tiến sĩ cách đây mấy năm. Tôi đem xâu chuỗi hai sự kiện ở Hạ Long và Vạn Tường lại, thành một kết luận, rất… báo chí, rồi nói với ông Tiến sĩ Vũ: “Vua Lê là người đi (bộ, hoặc thuyền) giỏi nhất trong các vị vua.
Chỉ trong vòng ba năm mà ông đã đi hết chiều dài của đất nước thời ấy! Mà nào có phải đi xe máy lạnh, hay máy bay như ngày nay, ấy vậy mà dấu chân của ông đã in lên hầu khắp những dọc dài Tổ quốc”.
Vua Lê đã khai sinh ra một bình minh cho vùng đất này, để hơn 500 năm sau, một nguyên thủ quốc gia khác cũng đặt chân lên Vạn Tường và đã có một quyết định gây bất ngờ cho nhiều người, trở thành đề tài “nóng” trên bàn nghị sự suốt một thời gian dài vừa qua. Đó là bước chân của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, vào mùa xuân năm 1995.
Mùa xuân năm ấy, sau khi nghe các nhà khoa học báo cáo về phương án khả thi hình thành cảng biển nước sâu Dung Quất cùng dự án nhà máy lọc dầu đầu tiên tại đây, Thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết định đi Dung Quất.
Ngang qua động Hàng Đô, rồi thả những bước chân mình trên những ngọn đồi lúp xúp sim mua, nghe tiếng rì rào của sóng biển lẫn với tiếng vi vút của rừng dương nơi đây, ông nói với các cộng sự: “Phải xây dựng nơi đây một thành phố hiện đại nhất Việt Nam!”. “Nơi đây” ấy chính là thành phố Vạn Tường bây giờ.
Như một sự hẹn gặp tình cờ, cuộc trùng phùng hy hữu giữa hai vị nguyên thủ quốc gia, qua 500 năm đã làm nên những điều kỳ diệu. Bước chân của hai con người đứng đầu đất nước như trùng lên nhau, đúng hơn là ý tưởng của hai con người ấy đã “gặp” nhau.
Một bước chân là của người đi khai phá, mở rộng biên cương Tổ quốc, một bước chân là của người đi xây dựng, đặt nền móng cho một thành phố tương lai. Cả hai đều đi từ phía bình minh của những dự định, ẩn chứa trong lòng nó những ùa vỡ viên mãn.