Đó là nhận xét chung của nhiều ĐBQH khi thảo luận về dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Nhân lực, vật lực cho nhà máy điện hạt nhân của chúng ta mới chỉ ở trong giai đoạn chuẩn bị. Liệu 10 năm nữa đã có thế hệ chuyên gia vận hành công nghệ điện hạt nhân hay chưa? Bởi vậy, không nên ấn định thời gian 2020 đưa dự án này vào hoạt động.
Chưa có chuyên gia vận hành nhà máy
Tại phiên thảo luận, nhiều ĐBQH đều lo ngại về vấn đề an toàn của nhà máy điện hạt nhân, trong khi trên thế giới ở các nước tiên tiến đã từng xảy ra thảm hoạ của các nhà máy điện hạt nhân. Vấn đề an toàn của điện hạt nhân được đặt lên hàng đầu, ĐB Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang) khẳng định: An toàn hay không là do con người.
Chưa có chuyên gia vận hành nhà máy
Tại phiên thảo luận, nhiều ĐBQH đều lo ngại về vấn đề an toàn của nhà máy điện hạt nhân, trong khi trên thế giới ở các nước tiên tiến đã từng xảy ra thảm hoạ của các nhà máy điện hạt nhân. Vấn đề an toàn của điện hạt nhân được đặt lên hàng đầu, ĐB Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang) khẳng định: An toàn hay không là do con người.
Chúng ta dự kiến gửi đi đào tạo 600-800 cán bộ về ĐHN nhưng thực tế để vận hành 1 lò cần 1000 người, với chủ trương xây dựng 2 nhà máy với 4 lò điện hạt nhân thì cần 4000 người thì quả là quá khó khăn về nhân lực. “Cục an toàn phóng xa nguyên tử chỉ có 60 người trong đó có 20 người trực tiếp đào tạo điện hạt nhân. Như vậy, chúng ta gửi cán bộ trẻ ra nước ngoài để đào tạo liệu 10 năm nữa có đảm đương nổi công việc với tư cách là chuyên gia hay chúng ta lại phải đi thuê”, ĐB Thảo nêu vấn đề.
Cùng chung quan điểm này, ĐB Nguyễn Lân Dũng cho rằng: Trước đây, ĐH Quốc Gia có khoa đào tạo hạt nhận nhưng ra trường không có việc làm, trường này đóng cửa không đào tạo nữa. Trong khi đội ngũ cán bộ được gửi đi đào tạo tại Liên Xô cũ về hạt nhân hiện đã đến tuổi 70-80. Bây giờ, chúng ta xây dựng nhà máy, không có nguồn nhân lực phải gửi đi đào tạo thì phải mất bao lâu mới thành thạo. Trong khi vận hành nhà máy ĐHN là không đơn giản, trong khi nhân lực của chúng ta lại thiếu tác phong công nghiệp, thiếu sự cẩn thận. Đây là mối lo ngại tiềm ẩn những nguy cơ sợ cố trong vận hành.
Cùng lo lắng này, ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) băn khoăn: Liệu 10 năm nữa chúng ta có nguồn nhân lực có phong cách công nghiệp để vận hành nhà máy hay không? Trong khi hiện nay, chúng ta chưa có cán bộ được đào tạo về ĐHN mà chỉ là những cán bộ liên quan đến hạt nhân. “Chẳng hạn như tôi là giáo viên dạy văn (liên quan đến nghề giáo) nhưng không thể dạy toán”, ĐB Thuyết liên tưởng.
Băn khoăn vốn đầu tư lớn, hiệu quả thấp
ĐB Nguyễn Minh Thuyết thẳng thắn bày tỏ sự không đồng tình về việc xây dựng nhà máy ĐHN Ninh Thuận. Nguồn nhân lực, vật lực của chúng ta hoàn toàn dựa vào bên ngoài. Chúng ta mua nguyên liệu từ bên ngoài, người ta có cả 1001 lý do để không bán hoặc bán chậm. Thêm vào đó, unium không phải là vô tận, giá của nó ngày càng cao. Vậy sau này, chúng ta có tiền để mua nguyên liệu vận hành nhà máy hay không?
ĐB Thuyết dẫn giải, nguồn vốn đầu tư nhà máy chủ yếu là đi vay. Nếu chúng ta xây dựng 2 nhà máy với 4 lò ở thế hệ 2 cần 12 tỷ USD nếu chọn thế hệ 3 là 16 tỷ USD chiếm 1/2 GDP. Xây xong, cần 900 triệu USD mua nhiên liệu và sau 18 tháng cần 320 triệu USD, như thế liệu chúng ta có đủ tiền để vận hành nhà máy hay không? ĐB Thuyết cho rằng “điều này giống như chúng ta có tiền mua ô tô mà không biết lấy tiền đâu để nuôi cái ô tô ấy”. Bây giờ QH chúng ta quyết định đầu tư thì mai sau con cháu chúng ta phải chi trả, ĐB Thuyết nhấn mạnh.
Cũng theo ĐB Thuyết, đầu tư cho điện hạt nhân là quá cao, trong khi đến năm 2025, nhà máy ĐHN cũng chỉ đáp ứng 4,4% nhu cầu điện cả nước. Giá điện của nhà máy này cao gấp 3 lần giá điện sử dụng các nguồn nguyên liệu khác. Vậy người dân có đủ tiền để mua điện hay không? “Chúng ta không nhiều tiền, không nhất thiết cái gì cũng phải đầu tư”, ĐB Thuyết chốt lại ý kiến của mình.
ĐB Trần Hanh (Vĩnh Phúc) cho rằng xây 1 nhà máy vừa làm tốt vừa rút kinh nghiệm cho nhà máy sau. Tránh việc nợ nần quá nhiều về tài chính do xây dựng ĐHN. Đồng tình với quan điểm này, nhiều ĐB cho rằng cần xây dựng chương trình điện hạt nhân quốc gia, trước mắt xây dựng 1 nhà máy trong chương trình tổng thể. Và, không đặt chốt ấn định 2020 đưa nhà máy vào vận hành mà cần nghiên cứu lộ trình cho hợp lý.
Tại phiên thảo luận nhiều ĐB còn quan ngại việc đánh giá tác động của thiên nhiên như sóng thần, thuỷ triều ảnh hưởng đến nhà máy ĐHN đặt gần biển. Nếu để sai xót thì thảm hoạ xảy ra là khôn lường.
Bộ trưởng Bộ Công-Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định: Chúng ta có đủ điều kiện để xây dựng 2 nhà máy và đưa vào vận hành đúng theo dự kiến nếu QH thông qua chủ trương đầu tư, chúng tôi chịu trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của nhà máy. Còn băn khoăn của ĐBQH về nguồn cung cấp nguyên liệu, Bộ trưởng Hoàng cho rằng, trong khi đàm phán với các đối tác Chính phủ có đề cập đến vấn đề chọn đối tác đảm bảo cung cấp nguyên liệu lâu dài, ổn định. Và trong quá trình thực hiện sẽ tiến tới nội địa hoá công nghệ điện hạt nhân.
Dự kiến, QH sẽ thông qua chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận vào ngày 25/11 tới đây.
Theo Bee