(Báo Quảng Ngãi)- Việc cho dừng khai quật con tàu cổ bị đắm tại khu vực cảng Hào Hưng - Dung Quất lẽ ra phải được thực hiện sớm hơn, nếu những nhà quản lý ngành văn hóa, cụ thể là Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam (Bộ VH-TT&DL) chủ động hơn trong việc này. Số tiền mà ngân sách bỏ ra thông qua Bộ VH-TT&DL dành cho việc khai quật con tàu cổ bị đắm này lên tới 48,4 tỷ đồng - một khoản tiền không hề nhỏ cho việc “hoạt động nghiên cứu khoa học”.
Nếu việc nghiên cứu ấy mang lại hiệu quả ở một mức độ nào đấy, thì số tiền bỏ ra không thể nói đắt hay rẻ, nhưng sự việc chỉ mang lại “bài học kinh nghiệm”, mà lỗi là do chủ quan của con người, thì việc làm đó khác nào “ném tiền xuống biển”!
Trở lại với câu chuyện khai quật con tàu cổ bị đắm ở khu vực cảng Hào Hưng. Trong quá trình thi công cảng này, tháng 8.2017, công nhân đã phát hiện các dấu hiệu của một con tàu cổ bị đắm từ nhiều thế kỷ trước. Hiện vật phát hiện được gồm mảnh vỡ gốm sứ từ đời nhà Minh thế kỷ 16 - 17 và một số dòng gốm sứ nổi tiếng khác ở Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nếu việc nghiên cứu ấy mang lại hiệu quả ở một mức độ nào đấy, thì số tiền bỏ ra không thể nói đắt hay rẻ, nhưng sự việc chỉ mang lại “bài học kinh nghiệm”, mà lỗi là do chủ quan của con người, thì việc làm đó khác nào “ném tiền xuống biển”!
Trở lại với câu chuyện khai quật con tàu cổ bị đắm ở khu vực cảng Hào Hưng. Trong quá trình thi công cảng này, tháng 8.2017, công nhân đã phát hiện các dấu hiệu của một con tàu cổ bị đắm từ nhiều thế kỷ trước. Hiện vật phát hiện được gồm mảnh vỡ gốm sứ từ đời nhà Minh thế kỷ 16 - 17 và một số dòng gốm sứ nổi tiếng khác ở Trung Quốc.
Có lẽ, những mảnh gốm sứ từ con tàu cổ ấy đã “thúc đẩy” các nhà quản lý ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam không đắn đo khi làm đề án trục vớt con tàu với số tiền lớn như vậy. Sau nhiều lần tờ giấy phép trục vớt được đặt lên để xuống từ cơ quan chủ quản, gần một năm sau, cuối tháng 6.2018, việc khai quật mới được tiến hành, đến ngày 31.5.2019 thì kết thúc.
Trên 10.000 tiêu bản gốm sứ Trung Quốc cộng với một số mảnh gỗ của con tàu là những gì mà đội thợ lặn thu về sau nhiều tháng dầm mình dưới nước biển tại cảng Hào Hưng. “Số gốm sứ còn nguyên vẹn không đáng kể”, một cán bộ ngành văn hóa thừa nhận. Điều này cũng có nghĩa, kỳ vọng về những thùng hàng gốm sứ đồ cổ “vô giá” mà đợt khai quật sẽ mang lại đã tan thành mây khói.
Trên 10.000 tiêu bản gốm sứ Trung Quốc cộng với một số mảnh gỗ của con tàu là những gì mà đội thợ lặn thu về sau nhiều tháng dầm mình dưới nước biển tại cảng Hào Hưng. “Số gốm sứ còn nguyên vẹn không đáng kể”, một cán bộ ngành văn hóa thừa nhận. Điều này cũng có nghĩa, kỳ vọng về những thùng hàng gốm sứ đồ cổ “vô giá” mà đợt khai quật sẽ mang lại đã tan thành mây khói.
Ngay cả xác của con tàu đắm cũng bị vỡ vụn, rời rạc từng mảnh không thể phục dựng lại được! Gần 50 tỷ đồng ngân sách bỏ ra, nhưng chỉ thu về được mớ mảnh sành vỡ nát cùng dăm bảy miếng gỗ được xem là xác của con tàu và “bài học kinh nghiệm”. Học phí mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam đã phải trả cho cuộc khai quật này là vô cùng đắt!
Khai quật tàu cổ bị đắm dưới lòng biển là công việc không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự cẩn trọng đến từng chi tiết của những người lập đề án để trục vớt. Đợt khai quật một con tàu cổ khác cách đây không lâu tại vùng biển Bình Châu, nhưng là do tư nhân thực hiện nên chuyện lời lỗ luôn được họ cân nhắc. Chả ai bỏ ra hàng chục tỷ đồng để khai quật tàu cổ mà chỉ mang về bài học kinh nghiệm như Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam đã làm cả.
Rồi đây, người ta sẽ truy tìm nguyên nhân “thất bại” từ đợt khai quật này. Có lẽ nguyên nhân dễ thấy nhất là xác con tàu nằm trọn trong cảng Hào Hưng - nơi người ta đã đóng hàng trăm cọc nhồi xuống đó, thì không một món đồ gốm sứ nào có thể còn nguyên vẹn trước độ rung của những chiếc búa đóng vào cọc nhồi. Thế mà vẫn cứ tiến hành khai quật để rồi chỉ nhận “bài học kinh nghiệm”!
Khai quật tàu cổ bị đắm dưới lòng biển là công việc không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự cẩn trọng đến từng chi tiết của những người lập đề án để trục vớt. Đợt khai quật một con tàu cổ khác cách đây không lâu tại vùng biển Bình Châu, nhưng là do tư nhân thực hiện nên chuyện lời lỗ luôn được họ cân nhắc. Chả ai bỏ ra hàng chục tỷ đồng để khai quật tàu cổ mà chỉ mang về bài học kinh nghiệm như Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam đã làm cả.
Rồi đây, người ta sẽ truy tìm nguyên nhân “thất bại” từ đợt khai quật này. Có lẽ nguyên nhân dễ thấy nhất là xác con tàu nằm trọn trong cảng Hào Hưng - nơi người ta đã đóng hàng trăm cọc nhồi xuống đó, thì không một món đồ gốm sứ nào có thể còn nguyên vẹn trước độ rung của những chiếc búa đóng vào cọc nhồi. Thế mà vẫn cứ tiến hành khai quật để rồi chỉ nhận “bài học kinh nghiệm”!
TRẦN ĐĂNG