(Báo Quảng Ngãi)- Cuối năm 2017, tình trạng sạt lở bờ biển do thay đổi dòng chảy đột ngột tại cửa Đại, làm 4 ngôi nhà của người dân xóm Khê Tân, thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) bị cuốn trôi ra biển. Những tưởng sau sự cố thiên tai nghiêm trọng ấy, các ngành chức năng sẽ gấp rút tìm giải pháp giúp người dân yên tâm sinh sống. Nhưng rồi, sau 2 năm chờ đợi, đến đầu tháng 8 năm nay, ba ngôi nhà ở Khê Tân lại tiếp tục bị triều cường đánh sập.
Từ những ngôi nhà ở Khê Tân bị sóng biển cuốn trôi, có thể thấy, những tác động tiêu cực của thiên nhiên đã và đang hiển hiện ngày càng rõ nét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sự an toàn của người dân. Thậm chí còn diễn biến nhanh hơn rất nhiều so với dự báo và khả năng ứng phó của con người. Trong khi các ngành chức năng của tỉnh vẫn còn đang loay hoay tìm giải pháp, thực hiện các thủ tục xin vốn đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở, nhằm "cứu" khu dân cư Khê Tân, thì nước biển lại tiếp tục xâm thực, cuốn trôi hàng loạt nhà cửa, tài sản của người dân nơi đây.
Không riêng gì Khê Tân, mà trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 170km bờ sông và 30km bờ biển bị sạt lở. Nhiều điểm sạt lở nằm trong tình trạng đặc biệt nguy hiểm, với mức độ sạt lở bình quân theo chiều ngang từ 5 – 10m, có nơi lên đến 30m. Nhiều điểm dù được thống kê và xếp vào vùng sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cần xử lý sạt lở cấp bách từ nhiều năm nay, thế nhưng kinh phí đầu tư xây dựng các công trình này vẫn chưa được ưu tiên.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Từ những ngôi nhà ở Khê Tân bị sóng biển cuốn trôi, có thể thấy, những tác động tiêu cực của thiên nhiên đã và đang hiển hiện ngày càng rõ nét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sự an toàn của người dân. Thậm chí còn diễn biến nhanh hơn rất nhiều so với dự báo và khả năng ứng phó của con người. Trong khi các ngành chức năng của tỉnh vẫn còn đang loay hoay tìm giải pháp, thực hiện các thủ tục xin vốn đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở, nhằm "cứu" khu dân cư Khê Tân, thì nước biển lại tiếp tục xâm thực, cuốn trôi hàng loạt nhà cửa, tài sản của người dân nơi đây.
Không riêng gì Khê Tân, mà trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 170km bờ sông và 30km bờ biển bị sạt lở. Nhiều điểm sạt lở nằm trong tình trạng đặc biệt nguy hiểm, với mức độ sạt lở bình quân theo chiều ngang từ 5 – 10m, có nơi lên đến 30m. Nhiều điểm dù được thống kê và xếp vào vùng sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cần xử lý sạt lở cấp bách từ nhiều năm nay, thế nhưng kinh phí đầu tư xây dựng các công trình này vẫn chưa được ưu tiên.
Chẳng hạn như bờ biển thôn An Cường, xã Bình Hải (Bình Sơn), dù là vùng sạt lở đặc biệt nguy hiểm, nhưng chỉ mới đầu tư xây dựng đoạn kè dài khoảng 200m. Còn bờ biển thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, sau mười năm kể từ ngày hàng chục ngôi nhà ở đây bị triều cường đánh sập, người dân vẫn phải sống chung với sạt lở...
Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, thời tiết ngày càng cực đoan hơn; việc ưu tiên bố trí vốn cho các công trình giúp người dân ứng phó với sạt lở là vấn đề cần được quan tâm. Ngoài tập trung nguồn lực cho giải pháp công trình, những giải pháp phi công trình như trồng rừng chắn sóng ven biển, ven sông cũng cần được các địa phương và người dân thực hiện quyết liệt, đồng bộ. Bởi đây là giải pháp không đòi hỏi quá nhiều kinh phí, nhưng mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững. Đừng để người dân rơi vào thế bị động, khi gặp những diễn biến bất thường của thiên tai.
Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, thời tiết ngày càng cực đoan hơn; việc ưu tiên bố trí vốn cho các công trình giúp người dân ứng phó với sạt lở là vấn đề cần được quan tâm. Ngoài tập trung nguồn lực cho giải pháp công trình, những giải pháp phi công trình như trồng rừng chắn sóng ven biển, ven sông cũng cần được các địa phương và người dân thực hiện quyết liệt, đồng bộ. Bởi đây là giải pháp không đòi hỏi quá nhiều kinh phí, nhưng mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững. Đừng để người dân rơi vào thế bị động, khi gặp những diễn biến bất thường của thiên tai.
ĐÔNG YÊN