(QNĐT)- Trưa nay (16/11), lũ trên các sông ở Quảng Ngãi lại vượt báo động 3. Hàng loạt các khu dân cư tại các huyện và hàng loạt các tuyến đường tại TP. Quảng Ngãi đã bị ngập sâu trong nước. Tại các huyện miền núi tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn. Quảng Ngãi đang phải đối mặt với một trận lũ lớn.
Sau 1 buổi tạm ngớt mưa, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cường và hoạt động mạnh của đới gió đông trên cao từ trưa 15/11 tại Quảng Ngãi tiếp tục có mưa vừa, mưa to.
Tính đến 7 giờ sáng nay, lượng mưa đo được tại Quảng Ngãi là 400-500mm, Trà Bồng: 606mm. Đỉnh lũ sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc là 5,99m (lúc 7 giờ ngày 16), dưới BĐ3: 0,51m; sông Vệ tại cầu Sông Vệ: 4,97m (lúc 7 giờ ngày 16), trên BĐ3: 0,47m.
Trường THCS Bình Đông bị ngập sâu trong lũ |
Dự báo trưa và chiều nay lũ các con sông trên địa bàn tỉnh có khả năng lên cụ thể sông Trà Bồng lên báo động 3 là 0,70 mét, sông Trà Khúc ngang mức báo động 3, sông Vệ trên mức báo động 3 là 1 mét, sông Trà Câu trên mức báo động 3 là 1 mét.
Mưa lớn đã làm cho nhiều khu dân cư ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Đức Phổ... tiếp tục ngập sâu trong nước. Riêng tại TP. Quảng Ngãi, các tuyến đường Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, ngã năm cũ chìm sâu trong nước, khiến việc đi lại của người dân hết sức khó khăn.
* Bình Sơn: Toàn bộ các xã khu Tây bị chia cắt, cô lập hoàn toàn
Nước lớn đã làm toàn bộ các tuyến đường tỉnh lộ đi các xã phía Tây Bình Sơn ngập sâu từ 1 đến 1 đến 3 mét nước, chia cắt hoàn toàn các xã này với Quốc lộ 1A và trung tâm huyện Bình Sơn.
Huyện Bình Sơn đã tổ chức di dời hơn 500 hộ dân ở xã Bình Minh, Bình Mỹ, Bình Trung, Bình Chương đến nơi an toàn.
Đầu giờ chiều ngày 16/11, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã điều động 3 tàu cứu nạn cứu hộ ra Bình Sơn (cùng với 2 tàu cứu hộ tại địa phương) sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão huyện Bình Sơn, đến chiều 16/11, toàn huyện có 2 người chết, 9 người bị thương; 21 nhà sập hoàn toàn; 13 nhà hư hỏng nặng, hàng ngàn hecta lúa và hoa màu bị ngập trong nước; 1 tàu bị chìm; hơn 42 km đường bị sạt lở; 3 trường học bị hư hỏng; 1.200 giếng nước bị ngập, ước tổng thiệt hại hơn 72 tỷ đồng.
Huyện Bình Sơn đã hỗ trợ gia đình có người bị chết 4,5 triệu đồng/người; bị thương 1,5 triệu đồng/người; nhà sập hoàn toàn 15 kg gạo/nhân khẩu và 1 tấm bạt. Chiều 16/11, UBND huyện cũng quyết định hỗ trợ cho mỗi hộ có nhà sập 10 triệu đồng để kịp thời sửa chữa, đảm bảo có chỗ ở an toàn.
Nước lớn đã làm toàn bộ các tuyến đường tỉnh lộ đi các xã phía Tây Bình Sơn ngập sâu từ 1 đến 1 đến 3 mét nước, chia cắt hoàn toàn các xã này với Quốc lộ 1A và trung tâm huyện Bình Sơn.
Huyện Bình Sơn đã tổ chức di dời hơn 500 hộ dân ở xã Bình Minh, Bình Mỹ, Bình Trung, Bình Chương đến nơi an toàn.
Đầu giờ chiều ngày 16/11, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã điều động 3 tàu cứu nạn cứu hộ ra Bình Sơn (cùng với 2 tàu cứu hộ tại địa phương) sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão huyện Bình Sơn, đến chiều 16/11, toàn huyện có 2 người chết, 9 người bị thương; 21 nhà sập hoàn toàn; 13 nhà hư hỏng nặng, hàng ngàn hecta lúa và hoa màu bị ngập trong nước; 1 tàu bị chìm; hơn 42 km đường bị sạt lở; 3 trường học bị hư hỏng; 1.200 giếng nước bị ngập, ước tổng thiệt hại hơn 72 tỷ đồng.
Huyện Bình Sơn đã hỗ trợ gia đình có người bị chết 4,5 triệu đồng/người; bị thương 1,5 triệu đồng/người; nhà sập hoàn toàn 15 kg gạo/nhân khẩu và 1 tấm bạt. Chiều 16/11, UBND huyện cũng quyết định hỗ trợ cho mỗi hộ có nhà sập 10 triệu đồng để kịp thời sửa chữa, đảm bảo có chỗ ở an toàn.
* Ba Tơ: Mưa lũ làm 1 người chết
Liên tiếp từ chiều ngày 15/11 đến sáng 16/11, trên địa bàn huyện Ba Tơ có mưa to đến rất to. Mưa lũ cũng đã làm 1 người chết, đến 15 giờ chiều nay vẫn chưa tìm thấy thi thể nạn nhân.
Nạn nhân bị lũ cuốn trôi là anh Phạm Văn Chung, sinh năm 1961, ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, là cán bộ Hội chữ thập đỏ xã. Trước đó vào lúc 20 giờ ngày 15/11, trên đường đi làm về anh Chung qua suối Gò Ôn xã Ba Thành bị nước lớn cuốn trôi.
Ngay sau nhận tin báo, xã Ba Thành đã triển khai lực lượng dân quân và người dân địa phương tìm kiếm dọc suối Gò Ôn, xã Ba Thành đến đoạn Sông Liên xã Ba Động nhưng đến 15 giờ chiều ngày 16/11 vẫn chưa tìm thấy được thi thể nạn nhân. Hiện nay huyện Ba Tơ đang tăng cường các biện pháp để tìm kiếm thi thể của anh Phạm Văn Chung.
* Lũ dâng cao ở huyện Nghĩa Hành
Cho đến chiều nay, do mực nước ở các sông Phước Giang, sông Vệ dâng cao nên nhiều vùng và nhiều tuyến đường ở huyện Nghĩa Hành bị chia cắt, cô lập. Thị trấn Chợ Chùa và khu trung tâm huyện lỵ đã trở thành biển nước khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Giao thông bị ách tắt nên chỉ có đường từ huyện lỵ Nghĩa Hành xuống Hành Đức về thị trấn sông Vệ là còn có thể đi được. Nhưng đến chiều hôm nay nước lũ cũng bắt đầu uy hiếp tuyến đường này.
Nhiều khu dân cư bị nước lũ phong tỏa gồm 12 thôn của các xã Hành Nhân, Hành Dũng, Hành Minh và một số vùng ven thị trấn Nghĩa Hành gồm 526 hộ với 1.600 dân bị cô lập.
Ông Lê Quang Tịnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành cho biết huyện đang gấp rút tập trung dời dân và lập các chốt để ngăn không cho người qua lại trên các tuyến giao thông, triển khai phương án chống lũ khẩn trương hơn để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản và đảm bảo an toàn tính mạng của người dân trên địa bàn.
* Trong 2 ngày 15 và 16/11, trên địa bàn huyện Tây Trà mưa to liên tục. Tại Trung tâm y tế huyện giờ không chỉ có nước tràn từ trên núi xuống mà hiện nay nước đã thấm vào lòng đất, tạo dòng chảy ngầm rất mạnh dưới chân kè chắn sau dãy phòng khám 2 tầng nên hệ thống rãnh thoát nước được làm tạm hôm trước đã không còn tác dụng, nước lại tiếp tục tràn vào khu nhà gây ngập tất cả các phòng ở tầng 1.
Nước tràn vào tận phòng bệnh. |
Theo Bác sĩ Châu Nguyễn Thương, hiện nay Trung tâm y tế huyện đang huy động cán bộ, y tá của bệnh viện tiến hành dọn đồ đạc, tát nước ra ngoài còn phương án lâu dài thì phải dùng xe máy đào để múc đất tạo đường rãnh lớn mới mong thoát hết nước.
Với diễn biến thời tiết như hiện nay thì phương án này khó thực hiện, vì hiện nay các chân đất ở đây đã mềm nhũn nếu dùng máy đào sẽ gây sạt lún, nguy hiểm. Cán bộ y tế và bệnh nhân ở đây đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tình trạng mất vệ sinh, nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất cao.
* Sơn Hà: Di dời khẩn cấp 40 hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở và ngập lụt
Bà Đinh Thị Duy A - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết: Những ngày qua, trên địa bàn huyện miền núi Sơn Hà có mưa to đến rất to gây nguy cơ sạt lở nhiều nơi trên địa bàn huyện như: Thôn Cà Đáo và thôn Làng Bồ thị trấn Di Lăng... buộc huyện Sơn Hà đã tổ chức di dời khẩn cấp 2 hộ dân ở thôn Cà Đáo, 20 hộ dân ở thôn Làng Bồ; đồng thời tiến hành di dời hơn 20 hộ dân khác ở thôn Hàng Gòn đến nơi cao ráo để tránh nước lũ dâng cao gây nguy hiểm cho tính mạng người dân.
Những ngày qua, mưa lớn, nước sông Rin dâng cao đã chia cắt huyện Sơn Hà với các xã khu tây; đồng thời làm chia cắt nhiều tuyến đường về các xã: Sơn Thượng, Sơn Trung, Sơn Giang, Sơn Linh. Trước tình hình mưa lũ ngày càng diễn biến phức tạp, huyện Sơn Hà đã cho học sinh nghỉ học; đồng thời cấm tất cả các bến đò trên các sông, suối hoạt động; cử lực lượng công an, thanh niên xung kích chốt chặn các điểm nước lũ dâng cao gây ngập lụt, tránh những thiệt hại về người.
* UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ 223 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ khẩn cấp 70 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra nhằm ổn định đời sống nhân dân trong vùng thiệt hại.
Bà Đinh Thị Duy A - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết: Những ngày qua, trên địa bàn huyện miền núi Sơn Hà có mưa to đến rất to gây nguy cơ sạt lở nhiều nơi trên địa bàn huyện như: Thôn Cà Đáo và thôn Làng Bồ thị trấn Di Lăng... buộc huyện Sơn Hà đã tổ chức di dời khẩn cấp 2 hộ dân ở thôn Cà Đáo, 20 hộ dân ở thôn Làng Bồ; đồng thời tiến hành di dời hơn 20 hộ dân khác ở thôn Hàng Gòn đến nơi cao ráo để tránh nước lũ dâng cao gây nguy hiểm cho tính mạng người dân.
Những ngày qua, mưa lớn, nước sông Rin dâng cao đã chia cắt huyện Sơn Hà với các xã khu tây; đồng thời làm chia cắt nhiều tuyến đường về các xã: Sơn Thượng, Sơn Trung, Sơn Giang, Sơn Linh. Trước tình hình mưa lũ ngày càng diễn biến phức tạp, huyện Sơn Hà đã cho học sinh nghỉ học; đồng thời cấm tất cả các bến đò trên các sông, suối hoạt động; cử lực lượng công an, thanh niên xung kích chốt chặn các điểm nước lũ dâng cao gây ngập lụt, tránh những thiệt hại về người.
* UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ 223 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ khẩn cấp 70 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra nhằm ổn định đời sống nhân dân trong vùng thiệt hại.
Quảng Ngãi điện tử sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến mưa lũ trong những bản tin sau.
PV, CTV