Các đồng chí chủ trì tọa đàm. |
Sau khi nghe lãnh đạo Cục Bồi thường nhà nước sơ lược công tác thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 trên cả nước thời gian qua, các đại biểu đã có nhiều ý kiến trao đổi, làm rõ sự cần thiết phải sửa đổi Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017; đồng thời đề xuất, kiến nghị phương án, chính sách sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017. Cụ thể là cần sửa đổi, bổ sung một số quy định nêu tại Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước...
Các đại biểu cũng thảo luận làm sáng tỏ thêm các nội dung như: Thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành trong hoạt động thi hành án dân sự. Thực tiễn giải quyết bồi thường, khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng Luật. Thực tiễn thi hành các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước dưới góc nhìn của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu bồi thường.
Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Lê Thái Phương phát biểu tại tọa đàm. |
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Lê Thái Phương cảm ơn các ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu, đồng thời nhấn mạnh, buổi tọa đàm nằm trong giai đoạn nghiên cứu đề xuất phương án chính sách với mục tiêu dài hạn nhằm hướng tới sửa đổi, bổ sung Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 để luật đi vào cuộc sống. Trong đó, mục tiêu trước mắt là nhằm đánh giá kết quả thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Các ý kiến đóng góp tại hội nghị sẽ được tổng hợp đầy đủ để báo cáo Bộ Tư pháp.