Tôi đã khóc khi xem những tấm hình này, bạn thì sao?

08:04, 20/04/2020
.
Bệnh nhân mắc COVID -19 số 268 là một bé gái 16 tuổi ở Pín Tủng, Xã Phố Là, huyện Đồng Văn. Nơi cô bé ở là vùng biên giáp với Trung Quốc, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Bởi ở đó chỉ có núi đá tai mèo sắc nhọn xen kẽ trong đó là những nếp nhà người Mông. Các cán bộ y tế đã phải rất khó khăn vất vả mới đến được nơi đây để giúp bà con phòng dịch!

Ngay sau khi có ca bệnh, ngành y tế Hà Giang đã triển khai quyết liệt các biện pháp, rà soát, khoanh vùng và thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm của người dân ở đây nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang, Trung tâm Y tế Đồng Văn và các đơn vị liên quan để thành lập các tổ công tác thường trực tại thôn Pín Tủng theo dõi sức khỏe cho người dân, phun khử trùng,...

Đường vào thôn Pín Tủng không hề đơn giản, từ trung tâm thị trấn Phố Bảng, mất gần 30 phút đi xe máy men theo con đường mòn lởm chởm đá ngang lưng núi, vượt qua nhiều đoạn cua tay áo, dốc dựng đứng, mới đến được Pín Tủng. Cảnh tượng nơi đây sẽ là đẹp và nên thơ với những người lần đầu được nhìn thấy, nhưng sẽ là những vất vả, những nhọc nhằn với những người đang sinh sống, bởi nơi ấy chỉ có đá và đá...

Thế nhưng, những cán bộ, nhân viên y tế của ngành Y tế Hà Giang vượt qua mọi khó khăn để đến với đồng bào.

Những hình ảnh được anh Lương Triều Văn ghi lại đã khiến chúng ta thổn thức và cảm phục họ biết nhường nào!

Những ngôi nhà xen trong núi đá, mỗi một hộ là một quả núi nên việc đến lấy mẫu bệnh phẩm  của cán bộ y tế gặp rất nhiều khó khăn
Những ngôi nhà xen trong núi đá, mỗi một hộ là một quả núi nên việc đến lấy mẫu bệnh phẩm của cán bộ y tế gặp rất nhiều khó khăn

 

Giải pháp duy nhất để vào thôn Pín Tủng là đi bộ 3Km, anh em phải vác máy phun, hóa chất, vật tư vào làm việc,...
 

 

Giải pháp duy nhất để vào thôn Pín Tủng là đi bộ 3Km, anh em phải vác máy phun, hóa chất, vật tư vào làm việc,...
Giải pháp duy nhất để vào thôn Pín Tủng là đi bộ 3Km, anh em phải vác máy phun, hóa chất, vật tư vào làm việc,...

 

 

 

Với đồng bào dân tộc nơi đây, một năm chỉ có một mùa ngô duy nhất, vì thế chậm trễ là mất mùa. Cho nên, dù có dịch bệnh thì bà con vẫn đi nương. Và, những người chiến sĩ áo trắng của chúng ta hoạt động trên mọi mặt trận,họ đã đến nương rẫy, nơi bà con làm việc để tuyên truyền dịch bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
 

Với đồng bào dân tộc nơi đây, một năm chỉ có một mùa ngô duy nhất, vì thế chậm trễ là mất mùa. Cho nên, dù có dịch bệnh thì bà con vẫn đi nương. Và, những người chiến sĩ áo trắng của chúng ta hoạt động trên mọi mặt trận,họ đã đến nương rẫy, nơi bà con làm việc để tuyên truyền dịch bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
Với đồng bào dân tộc nơi đây, một năm chỉ có một mùa ngô duy nhất, vì thế chậm trễ là mất mùa. Cho nên, dù có dịch bệnh thì bà con vẫn đi nương. Và, những người chiến sĩ áo trắng của chúng ta hoạt động trên mọi mặt trận,họ đã đến nương rẫy, nơi bà con làm việc để tuyên truyền dịch bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.

 

 

 

Và sau những chặng gian nan nhọc nhằn ấy,  những y bác sĩ trở về chỗ nghỉ ngơi với mì tôm thay cơm để lấy sức tiếp tục những hành trình...
 

 

Và sau những chặng gian nan nhọc nhằn ấy, những y bác sĩ trở về chỗ nghỉ ngơi với mì tôm thay cơm để lấy sức tiếp tục những hành trình...
Và sau những chặng gian nan nhọc nhằn ấy, những y bác sĩ trở về chỗ nghỉ ngơi với mì tôm thay cơm để lấy sức tiếp tục những hành trình...

 

Những bát mì tôm chỉ có vài cọng rau xanh qua bữa
Những bát mì tôm chỉ có vài cọng rau xanh qua bữa

 

Ăn vội vàng
Ăn vội vàng

và ngủ cũng vội vàng
và ngủ cũng vội vàng

 

 

 

Phút nghỉ ngơi sau những vất vả
Phút nghỉ ngơi sau những vất vả

 

 

Phóng sự ảnh Lương Triều Văn/Báo SKĐS