(Báo Quảng Ngãi)- Nhờ có tài thao lược và sức khỏe hơn người, lại giàu chí khí, nên Nguyễn Văn Chước thăng tiến khá nhanh trên đường binh nghiệp. Ông từng được nhà Nguyễn trực tiếp giao dẫn binh lính và tráng phu viễn thám Hoàng Sa.
Nguyễn Văn Chước sinh ngày 12 tháng 3 năm Nhâm Thìn (1832) tại làng Năng An, tổng Lại Đức, phủ Mộ Hoa nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức; là hậu duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Công Chánh - Thủy tổ họ Trần làng Năng An. Năm 21 tuổi (1853), Nguyễn Văn Chước tình nguyện thay người em ruột của mình gia nhập quân thủy vệ. Thời bấy giờ, có quy định con thứ đăng lính còn con trưởng được miễn gia nhập quân đội để ở nhà thờ phụng tổ tiên, chăm sóc cha mẹ; nhưng đồng thời cũng cho phép con trưởng tình nguyện vào quân ngũ thay cho con thứ, nếu cả hai đồng thuận gánh vác trách nhiệm cho nhau.
Trong môi trường thủy quân, nhờ có tài thao lược và sức khỏe hơn người, lại giàu chí khí nên Nguyễn Văn Chước thăng tiến khá nhanh trên đường binh nghiệp. Năm 23 tuổi (1855), ông được vua Tự Đức sắc phong bổ dụng chức Đội trưởng Thủy đội. Đảm nhận cương vị một người chỉ huy cấp thấp, Nguyễn Văn Chước luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cấp trên tin dùng, cấp dưới nể trọng. Từ Đội trưởng Thủy đội, ông được thăng Quyền Đội trưởng Thất đội Thủy vệ (1859) rồi Chánh Đội trưởng Thất đội Thủy vệ (1867), chỉ huy cả 7 đội Thủy vệ của tỉnh Quảng Ngãi, lúc mới 35 tuổi. Từ đây, trong quân và ngoài dân quen gọi tên ông theo cách vừa kính cẩn, vừa thân thuộc là “Ông Đội Bảy”.
Năm Tự Đức thứ 28 (1874), lúc Nguyễn Văn Chước đã 42 tuổi, ông tuân lệnh triều đình đưa quân viễn thám quần đảo Hoàng Sa. Thời ấy, phương tiện đi biển chỉ là những chiếc ghe câu nhỏ (tiểu điếu thuyền), trong khi biển cả thì muôn trùng hiểm nguy. Do đó, trước những chuyến ra khơi thực thi nhiệm vụ, các dân binh trong đội Hoàng Sa được gia đình và tộc họ tổ chức lễ tế thần linh rất trọng vọng để vừa cầu nguyện cho sóng yên biển lặng, vừa động viên những con người can trường vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Trong hành trang của họ, ngoài lương thực, nước uống mỗi dân binh còn mang theo một đôi chiếu, 7 sợi dây mây và 7 đòn tre. Nếu chẳng may có mệnh hệ nào ở giữa biển khơi thì dùng chiếu ấy quấn xác, đòn tre để nẹp và lấy dây mây bó lại rồi thả xuống biển. Chiếc thẻ tre nhỏ ghi rõ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người mất được cài kỹ trong bó chiếu để những ai vớt được còn nhận biết.
Chuyến đi Hoàng Sa năm ấy của Hải đội Nguyễn Văn Chước gặp nhiều trắc trở, trên đường về gặp bão tố, song ông và binh lính bằng kinh nghiệm đi biển già dặn và may mắn nên đã thoát khỏi hiểm nguy, cập vào cửa Eo (cửa Thuận An), rồi lên kinh thành trình diện. Xét công trạng của Nguyễn Văn Chước, vua Tự Đức tỏ lời khen ngợi, ban thưởng cho ông áo mão, cùng binh khí và tặng hàm Lục phẩm.
Sự kiện Chánh Đội trưởng Thất đội Thủy vệ Quảng Ngãi Nguyễn Văn Chước trực tiếp dẫn binh lính và tráng phu viễn thám Hoàng Sa, cho thấy dưới thời nhà Nguyễn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, Quế Hương không còn đơn thuần là những tổ chức dân sự, tự nguyện như trước mà đã được phiên chế thành các đơn vị bán quân sự ở tỉnh, giao cho quan lại đứng đầu hàng tỉnh là Án sát và Bố chính điều khiển, chỉ huy.
Năm Tự Đức thứ 32 (1878), vì sức khỏe kém, Nguyễn Văn Chước được triều đình cho xuất ngũ, lại ban sắc khen ngợi và cấp tiền nghỉ dưỡng. Nguyễn Văn Chước từ trần ngày 27 tháng 3 năm Đinh Mùi (1907), hưởng thọ 75 tuổi. Thi hài ông được gia đình và dòng họ chôn cất tại Đồng Găng, nay thuộc thôn Năng An, xã Đức Nhuận. Năm 1980 lại dời về Gò Đường, cùng thôn xã. Ông cũng được gia tộc thờ phụng tại một gian riêng ở nhà thờ Đức Thủy tổ Nguyễn Văn Chánh (thôn Năng An, xã Đức Nhuận (Mộ Đức) rất long trọng.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nguyễn Văn Chước sinh ngày 12 tháng 3 năm Nhâm Thìn (1832) tại làng Năng An, tổng Lại Đức, phủ Mộ Hoa nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức; là hậu duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Công Chánh - Thủy tổ họ Trần làng Năng An. Năm 21 tuổi (1853), Nguyễn Văn Chước tình nguyện thay người em ruột của mình gia nhập quân thủy vệ. Thời bấy giờ, có quy định con thứ đăng lính còn con trưởng được miễn gia nhập quân đội để ở nhà thờ phụng tổ tiên, chăm sóc cha mẹ; nhưng đồng thời cũng cho phép con trưởng tình nguyện vào quân ngũ thay cho con thứ, nếu cả hai đồng thuận gánh vác trách nhiệm cho nhau.
Gian thờ Chánh Đội trưởng Thất đội Thủy vệ Nguyễn Văn Chước. |
Sắc phong của triều đình ban cho Chánh Đội trưởng Thất đội Thủy vệ Nguyễn Văn Chước. |
Chuyến đi Hoàng Sa năm ấy của Hải đội Nguyễn Văn Chước gặp nhiều trắc trở, trên đường về gặp bão tố, song ông và binh lính bằng kinh nghiệm đi biển già dặn và may mắn nên đã thoát khỏi hiểm nguy, cập vào cửa Eo (cửa Thuận An), rồi lên kinh thành trình diện. Xét công trạng của Nguyễn Văn Chước, vua Tự Đức tỏ lời khen ngợi, ban thưởng cho ông áo mão, cùng binh khí và tặng hàm Lục phẩm.
Sự kiện Chánh Đội trưởng Thất đội Thủy vệ Quảng Ngãi Nguyễn Văn Chước trực tiếp dẫn binh lính và tráng phu viễn thám Hoàng Sa, cho thấy dưới thời nhà Nguyễn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, Quế Hương không còn đơn thuần là những tổ chức dân sự, tự nguyện như trước mà đã được phiên chế thành các đơn vị bán quân sự ở tỉnh, giao cho quan lại đứng đầu hàng tỉnh là Án sát và Bố chính điều khiển, chỉ huy.
Năm Tự Đức thứ 32 (1878), vì sức khỏe kém, Nguyễn Văn Chước được triều đình cho xuất ngũ, lại ban sắc khen ngợi và cấp tiền nghỉ dưỡng. Nguyễn Văn Chước từ trần ngày 27 tháng 3 năm Đinh Mùi (1907), hưởng thọ 75 tuổi. Thi hài ông được gia đình và dòng họ chôn cất tại Đồng Găng, nay thuộc thôn Năng An, xã Đức Nhuận. Năm 1980 lại dời về Gò Đường, cùng thôn xã. Ông cũng được gia tộc thờ phụng tại một gian riêng ở nhà thờ Đức Thủy tổ Nguyễn Văn Chánh (thôn Năng An, xã Đức Nhuận (Mộ Đức) rất long trọng.
Bài, ảnh: Lê Hồng Khánh