(Baoquangngai.vn)- Tính đến giữa tháng 7, tỉnh Quảng Ngãi đã ghi nhận khoãng 1.300 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cá biệt tại thành phố Quảng Ngãi, dịch đã xảy ra tại 21/23 xã, phường của thành phố.
[links()]
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Den – gơ gây ra. Bệnh do muỗi vằn chích và hút máu người bệnh trong đó có vi rút gây bệnh sốt xuất huyết, sau đó truyền vi rút này sang người lành khi đốt hút máu người lành.
Nhân viên y tế Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) lấy máu xét nghiệm cho bệnh nhân. Ảnh: TL |
Việc xử trí đúng cách theo chỉ dẫn sẽ làm giảm các yếu tố nguy cơ gây biến chứng cho người bệnh. Tuy vậy, khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà chúng ta cần tránh một số sai lầm.
Trong giai đoạn có sốt người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế đi lại. Tốt nhất nên tạo điều kiện cho người bệnh nghỉ ngơi hoàn toàn cho đến khi hết sốt 1 - 2 ngày.
“Không tự ý truyền dịch tại nhà, vì khi truyền dịch tại nhà gây nguy hiểm cho bệnh nhân vì khi đã truyền dịch tức là sốt xuất huyết Den đã cảnh báo hoặc nặng hơn thì đó đã điều trị tại viện chứ không phải điều trị tại nhà cho nên ở nhà không có lý do nào mà chúng ta điều trị truyền dịch chỉ nên cho uống nước thông thường. Không tự ý dùng thuốc Paracetamol quá liều của bác sỹ quy định. Không nên ăn những thức ăn có màu đỏ và màu đen vì khi bệnh nhân ăn những thức ăn này gây ảnh hưởng trong quá trình theo dõi bệnh nhân không đánh giá được bệnh nhân xuất huyết hay không xuất huyết. Không nên chích lể vì đây là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trầm trọng thêm cho bệnh nhân sốt xuất huyết”- Bác sỹ Lương Văn Tuấn cho biết thêm.
Cần cho người bệnh nhập viện để được chăm sóc chặt chẽ những trường hợp có cơ địa đặc biệt, ví dụ như phụ nữ mang thai, trẻ dưới 1 tuổi, người béo phì, người cao tuổi; có các bệnh mạn tính kèm theo như tiểu đường, các bệnh về phổi, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận.Những trường hợp người bệnh không uống được, hoặc nôn quá nhiều trong nhiều giờ liền, cũng cần nhập viện để được sự hỗ trợ của y tế.Những trường hợp sống độc thân, hoặc nhà quá xa cơ sở y tế thì việc nhập viện để được sự hỗ trợ của cán bộ y tế cũng là cần thiết.
Khi chăm sóc người bệnh nhân SXH cần chú ý các dấu hiệu như nôn mửa nhiều; đau bụng; li bì; tay chân lạnh; môi tím; vã mồ hôi; chảy máu mũi, nôn ra máu, đi cầu phân đen đây là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nặng cần đưa ngay người nhà tới cơ sở y tế.
KIM LIÊN