Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Pháp cho thấy, thực phẩm siêu chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
TS. Bernard Srour - Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Thống kê, Đại học Paris, Pháp và nhóm đã thực hiện một nghiên cứu bao gồm 104.7707 người trưởng thành tham gia gồm 21.800 là nam giới và 82.907 là phụ nữ. Nghiên cứu kéo dài 10 năm từ 2009-2019.
Các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu về chế độ ăn uống của những người tham gia bằng cách sử dụng hồ sơ ăn uống về việc tiêu thụ khoảng 3.500 loại thực phẩm khác nhau và phân loại thực phẩm theo mức độ chế biến: Thực phẩm chưa qua chế biến/chế biến tối thiểu; thực phẩm nấu ăn; thực phẩm chế biến và thực phẩm siêu chế biến (là các loại thực phẩm được chế biến theo kiểu công nghiệp với từ 5 thành phần trở lên).
Thực phẩm siêu chế biến. |
Sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ như lối sống, lịch sử y tế, môi trường..., các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên quan nhất quán giữa lượng tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Theo các nhà khoa học, có những hợp chất có thể gây hại. Ví dụ, carrageenan - một chất làm đặc và ổn định có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh đái tháo đường bằng cách làm giảm dung nạp glucose, tăng kháng insulin và ức chế tín hiệu insulin; các hóa chất như phthalates và bisphenol A (BPA) thường có trong bao bì nhựa, có thể làm nhiễm bẩn nhiều loại thực phẩm chế biến. BPA và phthalate có thể phá vỡ chức năng nội tiết và nồng độ cao của các hợp chất này có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 cao hơn; các chất chuyển hóa hình thành do kết quả của việc nấu ở nhiệt độ cao - chẳng hạn như các chất chuyển hóa acrylamide và acrolein - với kháng insulin...
Theo Dương Sơn/SKĐS