Nhân sâm là vị thuốc bổ quý hiếm, đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của Đông y (sâm, nhung, quế, phụ).
Bộ phận dùng là rễ phơi hay sấy khô của cây nhân sâm (Panax gingseng C.A. Mey.), thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Nhân sâm mọc hoang hoặc được trồng ở những vùng cao, nhiệt độ thấp, mát lạnh. Loại sâm tự nhiên quý hơn sâm trồng được gọi là dã sâm.
Các bộ phận của cây sâm phân làm nhiều loại: đại vĩ sâm là củ rễ chính, trung vĩ sâm là thân rễ phụ, tế vĩ sâm hoặc nhân sâm tu là những rễ bám nhỏ. Các loại này đều được dùng, ngay cả lá và cuống rễ cũng được sử dụng với những tính chất chỉ định cụ thể. Trên thị trường có 3 dạng: sinh xái sâm (sâm khô tự nhiên), hồng sâm, đường sâm tùy theo cách chế biến và bảo quản (sâm cao ly hoặc sâm Triều Tiên, sâm Cát Lâm của Trung Quốc). Trà sâm (Gingseng tea) của Hàn Quốc là thuộc loại tế vĩ sâm.
Về thành phần hoạt chất, nhân sâm có ít nhất 12 loại glucosid, 14 loại acid amine, các hợp chất phenol, flavonoid, phytosterol, các loại đường và sinh tố, acid nicotinic; các khoáng chất Na, K, Ca, Mg, Mn, Fe, Cu, Zn, Ge. Theo Đông y, nhân sâm vị ngọt hơi đắng, tính hơi ôn. Vào kinh tâm tỳ, phế. Tác dụng tăng lực cường tráng, khả năng đề kháng miễn dịch, tăng cường chức năng của thần kinh não bộ, tăng trương lực tim mạch, chống choáng trụy tim mạch; làm giãn mạch với các động mạch vành, động mạch não và đáy mắt, tăng khả năng tạo huyết và tế bào máu, tăng khả năng thực bào của bạch cầu, tăng cường công năng sinh lý của gan, tủy xương, tinh hoàn.
Nhân sâm đại bổ nguyên khí, cố thoát, sinh tân, phục mạch, an thần ích trí. Trị hợp suy nhược cơ thể, tỳ vị hư nhược, phế hư suyễn khái, tự hãn, huyễn vựng, nam giới di tinh liệt dương, trẻ em kinh giật, phụ nữ băng lậu. Liều dùng: 1 - 9g/ngày.
Nhân sâm dược dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Ích khí cứu thoát (cấp cứu khi bệnh nặng): Dùng trường hợp bệnh nặng, bệnh đã lâu ngày, ra máu nhiều dẫn đến hôn mê, mạch đập khẽ muốn ngừng...
Bài 1 - Thang độc sâm: nhân sâm 4 - 12g, chưng cách thủy, cho uống. Trị chứng hư thoát nguy kịch.
Bài 2 - Thang sâm phụ: nhân sâm 3-6g, phụ tử 12-20g. Sắc uống. Trị các chứng hư thoát nguy kịch kèm mồ hôi ra lạnh toát, chân tay rã rời.
Bổ phổi dịu hen: Trị chứng phế hư ho hen, thở gấp.
Thang nhân sâm hồ đào: nhân sâm 4g, hồ đào 12g. Sắc uống.
Kiện tỳ cầm tiêu chảy: trị chứng tỳ vị hư nhược, người mệt, ăn ít, hay dẫn đến đại tiện lỏng, hoặc đại tiện lỏng kéo dài.
Thang Tứ quân tử: nhân sâm 4g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.
Sinh tân chỉ khát: Trị các bệnh nhiệt làm khô tân dịch, đái tháo đường làm họng khô miệng khát.
Bột sinh mạch: đảng sâm 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống.
Một số món ăn thuốc có sâm
Cháo nhân sâm: nhân sâm 9g, kê 150g, hẹ 15g, lòng trắng trứng 1 cái. Hãm nhân sâm lấy nước để riêng; nấu cháo kê; khi cháo được cho lòng trắng trứng, nước hãm sâm và hẹ vào, khuấy đều là được. Ăn ngày 1 lần hoặc chia 2 lần (sáng, chiều). Dùng cho người bệnh di chứng trúng phong (tai biến mạch máu não), kích ứng vật vã, ăn kém.
Hoặc: hồng sâm 9g, gạo tẻ 50g, đường phèn lượng thích hợp. Hồng sâm thái lát nhỏ nấu cháo với gạo tẻ vo sạch, cháo chín cho đường phèn khuấy đều, chia nhiều lần ăn trong ngày. Dùng cho phụ nữ băng huyết, rong kinh, tiểu ra máu.
Hoặc: bột nhân sâm 10g, nước gừng tươi 15g, kê 50g. Nấu kê thành cháo loãng, cho bột sâm với nước gừng vào, đun sôi; ăn khi đói. Dùng cho người bệnh bị trào ngược dạ dày, nôn ra nước dịch chua.
Canh nhân sâm hạt sen: nhân sâm 6g, hạt sen 20 hạt, đường phèn 15g. Nấu sâm và hạt sen; sau đó cho đường phèn vào, đun cách thủy trong 1 giờ. Dùng tốt cho người sau điều trị bị suy nhược cơ thể, ăn uống kém.
Nhân sâm quần thảo lộc nhục thang: nhân sâm 3g, hoàng kỳ 3g, bạch thuật 3g, bạch thược 3g, phục linh 3g, viễn chí 3g, đương quy 3g, thỏ ty tử 3g, hoài ngưu tất 3g, dâm dương hoắc 3g, gừng tươi 3g, thịt hươu 200g. Thịt hươu thái lát, các dược liệu cho vào túi vải xô. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ. Khi thịt nhừ, bỏ gói bã dược liệu, cho bột gia vị, hạt tiêu, bột ngọt và các phụ liệu khác tùy ý. Ăn trong ngày. Dùng cho người suy nhược, suy kiệt, da mặt vàng nhợt, tay chân yếu mỏi, đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh...
Kiêng kỵ: người không có chứng hư thì không nên dùng. Nhân sâm phản lê lô, sợ ngũ linh chi. Không dùng đồng thời nhân sâm với củ cải (la bạc) và uống trà đặc.
Bộ phận dùng là rễ phơi hay sấy khô của cây nhân sâm (Panax gingseng C.A. Mey.), thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Nhân sâm mọc hoang hoặc được trồng ở những vùng cao, nhiệt độ thấp, mát lạnh. Loại sâm tự nhiên quý hơn sâm trồng được gọi là dã sâm.
Các bộ phận của cây sâm phân làm nhiều loại: đại vĩ sâm là củ rễ chính, trung vĩ sâm là thân rễ phụ, tế vĩ sâm hoặc nhân sâm tu là những rễ bám nhỏ. Các loại này đều được dùng, ngay cả lá và cuống rễ cũng được sử dụng với những tính chất chỉ định cụ thể. Trên thị trường có 3 dạng: sinh xái sâm (sâm khô tự nhiên), hồng sâm, đường sâm tùy theo cách chế biến và bảo quản (sâm cao ly hoặc sâm Triều Tiên, sâm Cát Lâm của Trung Quốc). Trà sâm (Gingseng tea) của Hàn Quốc là thuộc loại tế vĩ sâm.
Nhân sâm đại bổ nguyên khí, tác dụng tăng lực cường tráng, tăng khả năng đề kháng miễn dịch, tăng cường chức năng của thần kinh não bộ,... |
Nhân sâm đại bổ nguyên khí, cố thoát, sinh tân, phục mạch, an thần ích trí. Trị hợp suy nhược cơ thể, tỳ vị hư nhược, phế hư suyễn khái, tự hãn, huyễn vựng, nam giới di tinh liệt dương, trẻ em kinh giật, phụ nữ băng lậu. Liều dùng: 1 - 9g/ngày.
Nhân sâm dược dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Ích khí cứu thoát (cấp cứu khi bệnh nặng): Dùng trường hợp bệnh nặng, bệnh đã lâu ngày, ra máu nhiều dẫn đến hôn mê, mạch đập khẽ muốn ngừng...
Bài 1 - Thang độc sâm: nhân sâm 4 - 12g, chưng cách thủy, cho uống. Trị chứng hư thoát nguy kịch.
Bài 2 - Thang sâm phụ: nhân sâm 3-6g, phụ tử 12-20g. Sắc uống. Trị các chứng hư thoát nguy kịch kèm mồ hôi ra lạnh toát, chân tay rã rời.
Bổ phổi dịu hen: Trị chứng phế hư ho hen, thở gấp.
Thang nhân sâm hồ đào: nhân sâm 4g, hồ đào 12g. Sắc uống.
Kiện tỳ cầm tiêu chảy: trị chứng tỳ vị hư nhược, người mệt, ăn ít, hay dẫn đến đại tiện lỏng, hoặc đại tiện lỏng kéo dài.
Thang Tứ quân tử: nhân sâm 4g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.
Sinh tân chỉ khát: Trị các bệnh nhiệt làm khô tân dịch, đái tháo đường làm họng khô miệng khát.
Bột sinh mạch: đảng sâm 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống.
Một số món ăn thuốc có sâm
Cháo nhân sâm: nhân sâm 9g, kê 150g, hẹ 15g, lòng trắng trứng 1 cái. Hãm nhân sâm lấy nước để riêng; nấu cháo kê; khi cháo được cho lòng trắng trứng, nước hãm sâm và hẹ vào, khuấy đều là được. Ăn ngày 1 lần hoặc chia 2 lần (sáng, chiều). Dùng cho người bệnh di chứng trúng phong (tai biến mạch máu não), kích ứng vật vã, ăn kém.
Hoặc: hồng sâm 9g, gạo tẻ 50g, đường phèn lượng thích hợp. Hồng sâm thái lát nhỏ nấu cháo với gạo tẻ vo sạch, cháo chín cho đường phèn khuấy đều, chia nhiều lần ăn trong ngày. Dùng cho phụ nữ băng huyết, rong kinh, tiểu ra máu.
Hoặc: bột nhân sâm 10g, nước gừng tươi 15g, kê 50g. Nấu kê thành cháo loãng, cho bột sâm với nước gừng vào, đun sôi; ăn khi đói. Dùng cho người bệnh bị trào ngược dạ dày, nôn ra nước dịch chua.
Canh nhân sâm hạt sen: nhân sâm 6g, hạt sen 20 hạt, đường phèn 15g. Nấu sâm và hạt sen; sau đó cho đường phèn vào, đun cách thủy trong 1 giờ. Dùng tốt cho người sau điều trị bị suy nhược cơ thể, ăn uống kém.
Nhân sâm quần thảo lộc nhục thang: nhân sâm 3g, hoàng kỳ 3g, bạch thuật 3g, bạch thược 3g, phục linh 3g, viễn chí 3g, đương quy 3g, thỏ ty tử 3g, hoài ngưu tất 3g, dâm dương hoắc 3g, gừng tươi 3g, thịt hươu 200g. Thịt hươu thái lát, các dược liệu cho vào túi vải xô. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ. Khi thịt nhừ, bỏ gói bã dược liệu, cho bột gia vị, hạt tiêu, bột ngọt và các phụ liệu khác tùy ý. Ăn trong ngày. Dùng cho người suy nhược, suy kiệt, da mặt vàng nhợt, tay chân yếu mỏi, đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh...
Kiêng kỵ: người không có chứng hư thì không nên dùng. Nhân sâm phản lê lô, sợ ngũ linh chi. Không dùng đồng thời nhân sâm với củ cải (la bạc) và uống trà đặc.
Theo TS. Nguyễn Đức Quang/SKĐS